Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9486:2013

PHÂN BÓN - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Fertilizers - Methods for sampling

Lời nói đầu

TCVN 9486:2013 được chuyển đổi từ 10TCN 301-2005 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9486:2013 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÂN BÓN - PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

Fertilizers - Methods for sampling

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu phân bón ở dạng rắn và dạng lỏng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho lấy mẫu phân tích vi sinh vật.

2 Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng một số thuật ngữ, định nghĩa sau.

2.1

Lô phân bón (lot)

Lượng phân bón của cùng một đơn vị được sản xuất hoặc nhập khẩu cùng một thời gian, có cùng một mức chất lượng, cùng một loại bao bì, giao nhận cùng một lúc, cùng một giấy chứng nhận chất lượng và khối lượng không lớn hơn 500 tấn.

2.2

Đơn vị bao gói (packaged unit)

Đơn vị đóng gói nhỏ nhất trong một lô hàng.

2.3

Mẫu ban đầu (single sample)

Mẫu đơn

Mẫu lấy trên một đơn vị bao gói hay một vị trí của sản phẩm đóng bao gói hoặc để rời, thuộc phạm vi một lô phân bón (2.1).

2.4

Mẫu chung (bulk sample)

Lượng phân bón thu được bằng cách gộp lại và trộn đều các mẫu ban đầu (2.3) thuộc phạm vi một lô phân bón đã xác định (2.1).

2.5

Mẫu thử nghiệm (laboratory sample)

Lượng phân bón được lấy từ mẫu chung (2.3), đưa đến phòng thí nghiệm để phân tích.

3 Yêu cầu chung

3.1 Việc lấy mẫu phải được thực hiện bởi người lấy mẫu phải có chứng chỉ đào tạo và có đại diện của bên được lấy mẫu. Khi cần thiết có sự giám sát của bên thứ ba.

3.2 Mẫu được lấy phải đại diện cho cả lô phân bón.

3.3 Không lấy mẫu ở các bao gói bị rách, bị ướt, bị biến dạng. Trong quá trình lấy mẫu và vận chuyển mẫu, phải đảm bảo tránh bị tác động của các tác nhân từ bên ngoài, giữ mẫu được nguyên trạng như lúc ban đầu cho tới khi đem đến phòng thí nghiệm.

4 Dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu

4.1 Yêu cầu chung

Tùy thuộc vào loại phân bón, sử dụng các loại dụng cụ lấy mẫu, đựng mẫu khác nhau cho phù hợp.

Các dụng cụ lấy mẫu phải được làm bằng vật liệu không ảnh hưởng đến chất lượng phân bón (thường được làm bằng polyme, thủy tinh hoặc kim loại không gỉ, inox, compozit …).

4.2 Các dụng cụ lấy mẫu, chia mẫu, đựng mẫu thông dụng (xem tại Phụ lục A)

4.2.1 Ống xăm

Ống xăm là ống hình trụ có các kích cỡ khác nhau tùy thuộc vào kích thước đơn vị bao gói của lô phân bón, dùng để lấy các loại phân bón dạng rắn (hạt, viên, bột) được đựng trong bao hoặc trong đống… Ống xăm phải có độ dài đủ để xuyên hết đường kính bao phân bón hoặc độ sâu của đống sản phẩm. Đường kính rãnh ống thăm ít nhất phải lớn hơn 3 lần đường kính hạt hoặc viên sản phẩm. Ống lấy mẫu làm bằng hợp kim không gỉ như inox, compozit …

4.2.2 Lọ lấy mẫu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9486:2013 về Phân bón - Phương pháp lấy mẫu

  • Số hiệu: TCVN9486:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản