VỮA XI MĂNG KHÔ TRỘN SẴN KHÔNG CO
Packaged Dry, Hydraulic-Cement Grout (Nonshrink)
Lời nói đầu
TCVN 9204:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 258:2001 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 9204:2012 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.
VỮA XI MĂNG KHÔ TRỘN SẴN KHÔNG CO
Packaged Dry, Hydraulic-Cement Grout (Nonshrink)
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm vữa xi măng khô trộn sẵn không co, sau đây gọi tắt là vữa xi măng không co, dùng trong xây dựng.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi sử dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6016:2011 (ISO 679 - 1989), Xi măng - Phương pháp thử. Xác định độ bền.
TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật.
3.1. Vữa xi măng không co là hỗn hợp khô tự nhiên của xi măng poóc lăng hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp, cốt liệu nhỏ, chất độn mịn và phụ gia hoá học, khi trộn với nước và trong suốt quá trình đóng rắn không co về thể tích.
3.2. Vữa xi măng không co được sử dụng để chèn các vị trí chịu lực như: bu lông neo thiết bị, kết cấu trong các hốc chờ sẵn, neo thép đầu cọc, tạo các lớp đệm đỡ thiết bị phía trên các khối bê tông đã đổ trước, các khe hở giữa các chi tiết kết cấu và các khuyết tật kết cấu,...
4. Phân loại và ký hiệu quy ước
4.1. Theo cơ chế nở thể tích sau khi trộn nước, vữa không co được phân thành 3 loại:
- Loại A: Nở thể tích trước khi kết thúc đông kết của vữa.
- Loại B: Nở thể tích sau khi kết thúc đông kết của vữa.
- Loại C: Nở thể tích kết hợp cả hai cơ chế trên.
4.2. Theo cường độ chịu nén, vữa không co được phân thành các mác: 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
Các trị số 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 là cường độ chịu nén tối thiểu của mẫu vữa sau 28 ngày đóng rắn, tính bằng MPa (N/mm2), xác định theo 6.5.
GHI CHÚ: Có thể sản xuất mác khác tùy theo yêu cầu của khách hàng.
4.3. Ký hiệu quy ước
Ký hiệu quy ước đối với sản phẩm vữa không co được thể hiện theo thứ tự các thông tin sau:
- Tên sản phẩm;
- Cơ chế nở thể tích;
- Mác theo cường độ nén.
VÍ DỤ: Vữa không co có cơ chế nở thể tích loại A, loại B, loại C; cường độ nén 50 MPa; có ký hiệu quy ước như sau: VA50; VB50, VC50.
Trong đó: V là tên sản phẩm vữa không co.
A, B, C là cơ chế nở thể tích của sản phẩm.
50 là mác vữa (MPa).
5.1. Yêu cầu đối với vật liệu sử dụng
5.1.1. Xi măng poóc lăng hoặc xi măng poóclăng hỗn hợp dùng để chế tạo vữa phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 2682:2009 hoặc TCVN 6260:2009.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121-11:2003 về vữa xây dựng - phương pháp thử - phần 11: xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121-12:2003 về vữa xây dựng - phương pháp thử - phần 12: xác định cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn trên nền do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121-9:2003 về vữa xây dựng - phương pháp thử - phần 9: xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121-17:2003 về vữa xây dựng - phương pháp thử - phần 17: xác định hàm lượng ion clo hoà tan trong nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121:1979 về vữa và hỗn hợp vữa xây dựng - phương pháp thử cơ lí
- 6Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 84:1981 về vữa chịu lửa samốt
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9028:2011 về Vữa cho bêtông nhẹ
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8874:2012 về phương pháp thử - Xác định độ nở hãm của vữa xi măng nở
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8875:2012 về Phương pháp thử - Xác định thời gian đông kết của vữa xi măng bằng kim Vicat cải biến
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8876:2012 về phương pháp thử - Xác định hàm lượng bọt khí trong vữa xi măng
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8824:2011 về Xi măng - Phương pháp xác định độ co khô của vữa
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9080:2012 về Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121-11:2003 về vữa xây dựng - phương pháp thử - phần 11: xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121-12:2003 về vữa xây dựng - phương pháp thử - phần 12: xác định cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn trên nền do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121-9:2003 về vữa xây dựng - phương pháp thử - phần 9: xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121-17:2003 về vữa xây dựng - phương pháp thử - phần 17: xác định hàm lượng ion clo hoà tan trong nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3121:1979 về vữa và hỗn hợp vữa xây dựng - phương pháp thử cơ lí
- 8Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 84:1981 về vữa chịu lửa samốt
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9028:2011 về Vữa cho bêtông nhẹ
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2682:2009 về Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6260:2009 về Xi măng pooc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8874:2012 về phương pháp thử - Xác định độ nở hãm của vữa xi măng nở
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8875:2012 về Phương pháp thử - Xác định thời gian đông kết của vữa xi măng bằng kim Vicat cải biến
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8876:2012 về phương pháp thử - Xác định hàm lượng bọt khí trong vữa xi măng
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8824:2011 về Xi măng - Phương pháp xác định độ co khô của vữa
- 16Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009) về Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ
- 17Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9080:2012 về Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9204:2012 về Vữa xi măng khô trộn sẵn không co
- Số hiệu: TCVN9204:2012
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2012
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/09/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực