Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13622-1:2023
ISO 12925-1:2018
with Amendment 1:2020
CHẤT BÔI TRƠN, DẦU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN (LOẠI L) - HỌ C (BÁNH RĂNG) - PHẦN 1: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CHẤT BÔI TRƠN DÙNG CHO HỆ THỐNG BÁNH RĂNG KÍN
Lubricants, industrial oils and related products (class L) - Family C (gears) - Part 1: Specifications for lubricants for enclosed gear systems
Lời nói đầu
TCVN 13622-1:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 12925-1:2018 và Sửa đổi 1:2020.
TCVN 13622-1:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28 Sản phẩm dầu mỏ và chất bôi trơn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 13622 (ISO 12925) Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) -Họ C (Bánh răng), gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 13622-1 (ISO 12925-1 with Amendment 1:2020), Phần 1: Quy định kỹ thuật đối với chất bôi trơn dùng cho hệ thống bánh răng kín;
- TCVN 13622-2 (ISO 12925-2), Phần 2: Quy định kỹ thuật đối với các phẩm cấp CKH, CKJ và CKM (Chất bôi trơn dùng cho hệ thống bánh răng nửa kín và hở).
Lời giới thiệu
Chất bôi trơn dùng cho các hệ thống bánh răng được sử dụng trong các loại thiết kế bánh răng khác nhau, từ bánh răng trụ thẳng đơn giản đến bánh răng côn (răng thẳng hoặc răng xoắn), bánh răng trục vít và bánh răng hypoid. Các hệ thống bánh răng công nghiệp loại hở hoặc loại kín có kích cỡ thay đổi từ các hệ thống kín nhỏ trong các dụng cụ cơ khí đến các hệ thống rất lớn được sử dụng trong công nghiệp khai khoáng, trong các nhà máy cán thép và xi măng.
Chất bôi trơn cho các ứng dụng này có thành phần khác nhau: từ loại chỉ có mỗi dầu khoáng tinh chế đến hỗn hợp phức tạp hơn có dầu gốc là các dầu khoáng, các dầu tổng hợp (ví dụ như polyalphaolefin, dầu este, polyglycol), đến các dầu thực vật và các dẫn xuất của chúng cùng các phụ gia cải thiện ma sát và/hoặc các phụ gia cực áp. Các cấp độ nhớt ISO 3448 của các chất bôi trơn này thay đổi tùy thuộc vào loại ứng dụng và có dải từ cấp độ nhớt thấp là ISO VG 32 đến cấp độ nhớt cao là ISO VG 1500, thậm chí cấp độ nhớt còn cao hơn thế nữa đối với các ứng dụng có vận tốc rất thấp và tải trọng rất cao. Trong các trường hợp đặc biệt, cấp độ nhớt thậm chí còn có thể cao hơn nữa. Các điều kiện nhiệt độ mà hệ thống bánh răng tiếp xúc cũng khác nhau đáng kể, không chỉ do điều kiện môi trường vận hành, mà còn phụ thuộc vào sự trượt giữa các răng của bánh răng, kích cỡ của vỏ, sự hiện diện của bộ phận trao đổi nhiệt trên hệ thống tuần hoàn dầu, các nguồn nhiệt trong vùng lân cận như trong công nghiệp xi măng hoặc công nghiệp thép.
Cũng có thể sử dụng mỡ bôi trơn để bôi trơn các bánh răng kín có cơ cấu bôi trơn kiểu bắn tóe hoặc bôi trơn cho bánh răng hở.
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 12925-1 được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996 và đề cập đến các chất bôi trơn được áp dụng trong các hệ thống bánh răng kín hiện đang gặp nhiều nhất trong công nghiệp. Kể từ phiên bản đầu tiên (ISO 12925-1:1996), các yêu cầu đối với chất bôi trơn cho các hệ thống bánh răng kín phần lớn đã thay đổi để phù hợp với các công nghệ và ứng dụng mới của bánh răng. Các yêu cầu khắt khe hơn đã xuất hiện đối với các đặc tính chịu cực áp (khả năng chống rỗ vi mô, khả năng bôi trơn các cơ cấu vận tốc thấp, khả năng chống rỗ), đối với các đặc tính tạo bọt và thoát khí. Ngoài ra, cũng xuất hiện nhu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường.
ISO 12925-1:2018 bao gồm tất cả các phẩm cấp chất bôi trơn bánh răng kín mô tả trong phân loại ISO 6743-6; nó gồm cả các yêu cầu mới liên quan đến bôi trơn ở các điều kiện tốc độ thấp (DIN 51819-3), khả năng chống tạo bọt (ISO 12152). Với các đặc tính bảo vệ vi rỗ thì yêu cầu kỹ thuật sẽ được đưa ra khi có sẵn một tiêu chuẩn được công nhận liên quan. Tiêu chuẩn này cũng bao gồm đặc tính đáp ứng bảo vệ môi trường của một số phẩm cấp chất bôi trơn bánh răng kín.
Tiêu chuẩn này không bao gồm các trường hợp sử dụng rất đặc biệt liên quan đến thiết kế bánh răng, nhiệt độ và các điều kiện làm việc rất khắc nghiệt
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10510:2014 (ISO 24254:2007) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và sản phẩm liên quan (loại L) - Họ E (Dầu động cơ đốt trong) - Yêu cầu kỹ thuật đối với dầu sử dụng trong động cơ xăng môtô bốn kỳ và hệ thống truyền động kèm theo (phẩm cấp EMA và EMB)
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12415:2019 (ASTM D 5185-13e1) về Dầu bôi trơn đã qua sử dụng, dầu bôi trơn chưa sử dụng và dầu gốc - Xác định đa nguyên tố bằng phương pháp phổ phát xạ nguyên tử plasma cặp cảm ứng (ICP-AES)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8939-4:2019 (ISO 6743-4:2015) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) - Phân loại - Phần 4: Họ H (hệ thống thuỷ lực)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12416:2019 (ISO 11158:2009) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) - Họ H (hệ thống thuỷ lực) - Yêu cầu kỹ thuật đối với chất lỏng thuỷ lực cấp HH, HL, HM, HV và HG
- 1Quyết định 202/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Năng lượng chất lỏng thủy lực và Chất bôi trơn, dầu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6594:2007 (ASTM D 1298 - 05) về dầu thô và sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng - Xác định khối lượng riêng, khối lượng riêng tương đối, hoặc khối lượng API - Phương pháp tỷ trọng kế
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6777:2007 (ASTM D 4057 - 06) về dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2694:2007 (ASTM D 130 - 04e1) về Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định độ ăn mòn đồng bằng phép thử tấm đồng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2695:2008 (ASTM D 974 - 06) về Sản phẩm dầu mỏ - Xác định trị số axit và kiềm - Phương pháp chuẩn độ bằng chỉ thị màu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3182:2013 (ASTM D 6304-07) về Sản phẩm dầu mỏ, dầu bôi trơn và phụ gia – Xác định nước bằng chuẩn độ điện lượng Karl Fisher
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3171:2011 (ASTM D 445 -11) về Chất lỏng dầu mỏ trong suốt và không trong suốt – Phương pháp xác định độ nhớt động học (và tính toán độ nhớt động lực)
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3753:2011 (ASTM D 97 - 11) về Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định điểm đông đặc
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6019:2010 (ASTM D 2270-04) về Sản phẩm dầu mỏ - Tính toán chỉ số độ nhớt từ độ nhớt động học tại 40 độ C và 100 độ C
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10507:2014 (ISO 3448:1992) về Chất bôi trơn công nghiệp dạng lỏng - Phân loại độ nhớt ISO
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10510:2014 (ISO 24254:2007) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và sản phẩm liên quan (loại L) - Họ E (Dầu động cơ đốt trong) - Yêu cầu kỹ thuật đối với dầu sử dụng trong động cơ xăng môtô bốn kỳ và hệ thống truyền động kèm theo (phẩm cấp EMA và EMB)
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định sự tác động của chất lỏng
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12415:2019 (ASTM D 5185-13e1) về Dầu bôi trơn đã qua sử dụng, dầu bôi trơn chưa sử dụng và dầu gốc - Xác định đa nguyên tố bằng phương pháp phổ phát xạ nguyên tử plasma cặp cảm ứng (ICP-AES)
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8939-4:2019 (ISO 6743-4:2015) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) - Phân loại - Phần 4: Họ H (hệ thống thuỷ lực)
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12416:2019 (ISO 11158:2009) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) - Họ H (hệ thống thuỷ lực) - Yêu cầu kỹ thuật đối với chất lỏng thuỷ lực cấp HH, HL, HM, HV và HG
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13622-1:2023 (ISO 12925-1:2018 with Amendment 1:2020) về Chất bôi trơn, dầu công nghiệp và các sản phẩm liên quan (loại L) - Họ C (bánh răng) - Phần 1: Quy định kỹ thuật đối với chất bôi trơn dùng cho hệ thống bánh răng kín
- Số hiệu: TCVN13622-1:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra