Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2752:2017

ISO 1817:2015

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of the effect of liquids

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thiết bị và dụng cụ

4  Hiệu chuẩn

5  Chất lỏng thử nghiệm

6  Mẫu thử

7  Ngâm trong chất lỏng thử nghiệm

8  Cách tiến hành

9  Độ chụm

10  Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục A (quy định) Các chất lỏng chuẩn

Phụ lục B (quy định) Kế hoạch hiệu chuẩn

Phụ lục C (tham khảo) Kết quả độ chụm từ chương trình thử nghiệm liên phòng

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 2752:2017 thay thế TCVN 2752:2013.

TCVN 2752:2017 hoàn toàn tương đương ISO 1817:2015.

TCVN 2752:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su và sản phm cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Nhìn chung, tác động của chất lỏng lên cao su đã lưu hóa hoặc nhiệt dẻo có thể dẫn đến:

a) cao su hấp thụ chất lỏng:

b) các thành phần hòa tan bị chiết ra khỏi cao su;

c) phản ứng hóa học với cao su.

Lượng hấp thụ [a)] luôn luôn lớn hơn lượng chiết [b)] do đó dẫn đến gia tăng về thể tích, thường được gọi là “trương nở”. Sự hấp thụ của chất lỏng có thể thay đổi cơ bản các tính chất lý học và hóa học và do vậy thay đổi độ bền kéo căng, khả năng kéo giãn và độ cứng của cao su, vì vậy xác định các tính chất này sau khi xử lý cao su là rất quan trọng. Việc các thành phần hòa tan bị chiết ra, đặc biệt chất làm mềm và chất chống lão hóa, cũng có thể làm biến đổi tính chất lý học và độ bền hóa học sau khi làm khô (do chất lỏng bị bay hơi). Do đó, cần phải kiểm tra các tính chất này theo cách ngâm hoặc làm khô cao su. Tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp cần thiết để xác định sự thay đổi các tính chất sau:

- thay đổi về khối lượng, thể tích và kích thước;

- chất có thể chiết;

- thay đổi về độ cứng, các tính chất ứng suất-giãn dài khi kéo sau khi ngâm, sau khi ngâm và làm khô.

Mặc dù ở một số khía cạnh các phép thử này có thể mô phỏng các điều kiện sử dụng, không có sự liên quan trực tiếp đến hoạt động sử dụng. Do vậy cao su có thay đổi nhỏ nhất về thể tích không có nghĩa là loại tốt nhất trong sử dụng. Phải tính đến độ dày của cao su vì tốc độ thấm của chất lỏng phụ thuộc vào thời gian và khối sản phẩm cao su rất dày có thể vẫn không bị tác động trong suốt vòng đời sử dụng, đặc biệt với các chất lỏng nhớt. Hơn nữa, tác động của chất lỏng lên cao su, đặc biệt ở nhiệt độ cao, có thể bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của oxy khí quyển. Các phép thử mô tả trong tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin có giá trị về sự thích ứng của cao su khi sử dụng với chất lỏng nhất định và nhất là đưa ra sự kiểm soát hữu ích khi sử dụng để tạo ra cao su bền với dầu, nhiên liệu hoặc các chất lỏng khác.

Tác động của chất lỏng có thể phụ thuộc vào bản chất và cường độ của ứng suất bất kỳ trong cao su. Trong tiêu chuẩn này, mẫu thử được thử trong điều kiện không ứng suất.

 

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - XÁC ĐỊNH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of the effect of liquids

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2752:2017 (ISO 1817:2015) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định sự tác động của chất lỏng

  • Số hiệu: TCVN2752:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản