Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12504-2:2020
ISO 6469-2:2018

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY ĐIỆN - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT AN TOÀN PHẦN 2: AN TOÀN VẬN HÀNH XE

Electrically propelled road vehicles - Safety specifications - Part 2: Vehicle operational safety

Lời nói đầu

TCVN 12504-2:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 6469-2:2018.

TCVN 12504-2:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biêh soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

Bộ TCVN 12504 (ISO 6469), Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Đặc tính kỹ thuật an toàn gồm TCVN sau:

TCVN 12504-1:2020 (ISO 6469-1:2019), Phần 1: Hệ thống tích điện nạp lại được;

TCVN 12504-2:2020 (ISO 6469-2:2018), Phần 2: An toàn vận hành xe;

TCVN 12504-3:2020 (ISO 6469-3:2018), Phần 3: An toàn về điện.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY ĐIỆN - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT AN TOÀN PHN 2: AN TOÀN VẬN HÀNH XE

Electrically propelled road vehicles - Safety specifications - Part 2: Vehicle operational safety

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật an toàn vận hành cụ thể đối với các phương tiện giao thông đường bộ (sau đây gọi là xe) chạy điện, để bào vệ người ở bên trong và bên ngoài xe.

CHÚ THÍCH 1: Yêu cầu liên quan cho mô tô và xe máy điện được quy định trong TCVN 12773 (ISO 13063).

Tiêu chuẩn này không cung cấp thông tin đầy đủ về an toàn cho nhân viên chế tạo, bảo dưỡng và sửa chữa.

Tiêu chuẩn này không xem xét các khía cạnh cụ thể của các tính năng tự lái của xe.

CHÚ THÍCH 2: Để định nghĩa thuật ngữ "tính năng tự lái của xe", xem SAE J3016.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau, một phần hoặc toàn bộ, là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 11451 (tất cả các phần), Road vehicles - Vehicle test methods for electrical disturbances from narrowband radiated electromagnetic energy (Phương tiện giao thông đường bộ - Phương pháp thử xe về nhiễu điện từ năng lượng điện từ bức xạ băng hẹp).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Hệ thống điện phụ (auxiliary electric system)

Hệ thống hoạt động bằng năng lượng điện lắp trên xe, trừ hệ thống động lực đẩy xe.

3.2

Trường hợp A (case A)

Đấu nối của một EV (3.7) với mạng cấp điện với giắc cắm và cáp luôn được gắn liền với EV.

3.3

Trường hợp B (case B)

Đấu nối của một EV (3.7) với mạng lưới cấp điện xoay chiều với một cụm cáp có thể tháo ra được ở cả hai đầu.

3.4

Trường hợp C (case C)

Đấu nối của một EV (3.7) với mạng cấp điện xoay chiều sử dụng một cáp và bộ đầu nối xe luôn gắn liền với trạm nạp điện của xe EV.

3.5

Chế độ được phép chạy xe (driving-enabled mode)

Chế độ làm việc trong đó xe có thể di chuyển bằng hệ thống đẩy của chính nó thông qua một tác động.

CHÚ THÍCH: Ví dụ cho tác động này là: tạo lực lên chân ga, tác động của một điều khiển tương đương, nhả hệ thống phanh.

3.6

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12504-2:2020 (ISO 6469-2:2018) về Phương tiện giao thông đường bộ chạy điện - Đặc tính kỹ thuật an toàn - Phần 2: An toàn vận hành xe

  • Số hiệu: TCVN12504-2:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản