Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12298-1:2018

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỊA CHẤN NÔNG PHÂN GIẢI CAO TRÊN BIỂN

Investigation, assesstment and exploration of minerals - Part 1: Offshore hight resolution reflection seismic survey method

Lời nói đầu

TCVN 12298-1:2018 do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỊA CHẤN NÔNG PHÂN GIẢI CAO TRÊN BIỂN

Investigation, Assesstment and Exploration of minerals - Part 1: Offshore hight resolution reflection seismic survey method

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về nội dung, trình tự và các yêu cầu kỹ thuật của công tác đo địa chấn nông phân giải cao đơn kênh trên biển để điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng trong điều tra, đánh giá địa chất công trình biển.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12298-2:2018, Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phần 2: Phương pháp xử lý, phân tích các băng địa chấn nông phân giải cao trên biển;

TCVN 12298-3:2018, Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phần 3: Phương pháp xác định chất lượng tài liệu đo địa chấn nông phân giải cao trên biển;

TCVN 9434:2012, Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản- Công tác trắc địa phục vụ địa vật lý.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 12298-2:2018; TCVN 12298-3:2018 và các thuật ngữ, định nghĩa dưới đây:

3.1

Địa chấn nông phân giải cao đơn kênh (hight resolution single-channel seismic)

Là phương pháp địa chấn dùng các nguồn phát có tần số cao (từ vài trăm đến vài nghìn Hz) và thu các sóng phản xạ với dải đầu thu đơn kênh.

3.2

Đo địa chấn (seismic survey)

Là việc thu nhận sóng đàn hồi lan truyền trong môi trường đất đá và nước từ nguồn gây sóng địa chấn gây ra nhằm luận giải tham số đặc trưng của quá trình lan truyền sóng địa chấn.

3.3

Ranh giới địa chấn (seismic boundaries)

Là mặt phản xạ sóng địa chấn tạo ra khi các lớp đất đá có trở kháng âm học khác nhau. Trở kháng âm học được tính theo mối tương quan giữa vận tốc truyền sóng và mật độ của đối tượng nghiên cứu.

3.4

Tuyến thường (measure line)

Là tuyến đo địa chấn được bố trí theo phương vị và mạng lưới thống nhất.

3.5

Tuyến kiểm tra (control line)

Là tuyến đo để lấy số liệu tính toán sai số nhằm đánh giá chất lượng tài liệu địa chấn.

3.6

Tuyến bổ sung (additional line)

Là tuyến đo để xác định rõ những khu vực có dị thường cần quan tâm và được thiết kế đan xen giữa các tuyến thường.

3.7

Mặt cắt thời gian truyền sóng (time section)

Là mặt cắt thu được tại thực địa với thời gian truyền sóng hai chiều (2t) (chiều sóng đi và chiều sóng phản xạ lại).

3.8

Đầu thu địa chấn (hydrophone)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12298-1:2018 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phần 1: Phương pháp đo địa chấn nông phân giải cao trên biển

  • Số hiệu: TCVN12298-1:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản