Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9434 : 2012

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA PHỤC VỤ ĐỊA VẬT LÝ

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Geodesy for geophysical surveys

Lời nói đầu

TCVN 9434:2012 - Công tác trắc địa phục vụ địa vật lý - do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA PHỤC VỤ ĐỊA VẬT LÝ

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Geodesy for geophysical surveys

1. Phạm vi áp dụng

Các tổ chức, cá nhân thực hiện các phương pháp địa vật lý: thăm dò từ mặt đất, thăm dò trọng lực mặt đất, thăm dò điện mặt đất, thăm dò phóng xạ mặt đất phục vụ cho công tác điều tra cơ bản địa chất, đánh giá và thăm dò khoáng sản trên phạm vi toàn quốc.

2. Máy móc, thiết bị sử dụng:

2.1. Yêu cầu máy móc, thiết bị:

Khi tiến hành công tác trắc địa phục vụ đo địa vật lý phải lựa chọn sử dụng các máy móc, thiết bị chủ yếu sau:

2.1.1. Máy kinh vĩ quang học thông thường, máy toàn đạc điện tử có sai số trung phương đo góc ≤ ±5". Yêu cầu độ chính xác đo cạnh đối với máy toàn đạc điện tử ≤ ± 5mm + 2 ppm.

2.1.2. Máy GPS loại 01 tần số hoặc máy GPS có độ chính xác tương đương và phần mềm xử lý số liệu kèm theo; Độ chính xác đo cạnh ≤ ± 10 mm + 2 ppm.

2.1.3. Máy GPS cầm tay có cấu hình cài đặt các thông số múi chiếu và hệ tọa độ bản đồ địa hình sử dụng, với sai số xác định vị trí điểm ≤ ± 10m.

2.1.4. Địa bàn và thước dây.

2.2. Công tác kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc, thiết bị:

Tất cả các máy móc, thiết bị sử dụng đo đạc phải được kiểm tra, kiểm nghiệm và hiệu chỉnh các điều kiện theo Quy phạm Trắc địa Địa chất 1990, các quy định hiện hành khác của cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc bản đồ.

2.2.1. Máy kinh vĩ quang học thông thường, máy toàn đạc điện tử phải kiểm tra, kiểm nghiệm các điều kiện sau:

2.2.1.1. Kiểm tra các ốc chân máy, các vít di động. Chân máy và đế máy phải vững chắc khi quay bộ phận máy. Ống kính bộ phận ngắm phải xoay được dễ dàng. Các bộ phận quang học, hình ảnh lưới chỉ phải rõ ràng. Ngoài ra, còn phải kiểm tra các phụ kiện đi kèm như mia, gương đo của máy.

2.2.1.2. Kiểm nghiệm trục ngắm của ống kính phải vuông góc trục quay của ống kính (sai số 2C).

2.2.1.3. Kiểm nghiệm trục quay của ống kính phải vuông góc trục quay của máy (sai số MO).

2.2.2. Máy GPS phải kiểm tra bằng cách đo tại các điểm đã biết tọa độ để so sánh kết quả với các chỉ tiêu sai số đo đạc theo lý lịch máy của nhà sản xuất. Ngoài ra, với máy GPS 01 tần số hoặc máy GPS có độ chính xác tương đương cần phải kiểm tra chân máy, bộ phận quang học định tâm máy.

3. Yêu cầu chung

3.1. Bố trí từ thiết kế ra thực địa các tuyến và điểm đo địa vật lý, xác định tọa độ và độ cao với yêu cầu cụ thể của từng phương pháp địa vật lý. Trong trường hợp mật độ điểm khống chế trắc địa không đảm bảo phải xây dựng lưới trắc địa khu vực để phục vụ công tác địa vật lý. Các điểm điểm đầu, cuối tuyến trục, điểm giao nhau giữa tuyến trục tuyến thường địa vật lý độc lập được coi như điểm công trình địa chất chủ yếu.

3.2. Xác định độ cao xung quanh các điểm đo địa vật lý để tính ảnh hưởng địa hình. Trường hợp khu vực thi công có bản đồ địa hình và mô hình số độ cao cùng tỷ lệ khảo sát thì độ cao xung quanh các điểm đo được xác định trực tiếp trên bản đồ.

3.3. Xác định vị trí các điểm đo địa vật lý lên nền địa hình để lập bản đồ báo cáo địa vật lý.

3.4. Nền địa hình phục vụ công tác địa vật lý được thành lập trên cơ sở bản đồ địa hình được lược bỏ bớt một số nội dung không cần thiết. Nền địa hình được th

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9434:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Công tác trắc địa phục vụ địa vật lý

  • Số hiệu: TCVN9434:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản