Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXDVN 309:2004

Biên soạn lần 1

CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - YÊU CẦU CHUNG

SURVEYING IN CONSTRUCTION. GENERAL REQUIREMENTS

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn TCXDVN 309: 2004 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung” quy định các yêu cầu kỹ thuật về đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và trắc địa công trình, được Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BXD ngày 10 tháng 01 năm  2005.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và trắc địa công trình, để cung cấp các dữ liệu chuẩn xác dùng trong thiết kế và thi công xây lắp, kiểm định, giám sát chất lượng các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 3972-85.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

- TCXDVN 271: 2002. Qui trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.

- Tiêu chuẩn ngành: 96 TCN 43-90. Qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000; (phần ngoài trời).

- Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 42-90. Quy phạm do vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000; 1:25000; (phần trong nhà).

3. Ký hiệu dùng trong tiêu chuẩn

GPS Hệ thống định vị toàn cầu;

DSh Số hiệu chỉnh do độ cao mặt đất và mặt chiếu;

mP Sai số trung phương vị trí điểm;

mH Sai số trung phương đo độ cao;

h Khoảng cao đều của đường đồng mức;

d Độ lệch giới hạn cho phép;

t Hệ số đặc trưng cho cấp chính xác;

m Sai số trung phương của một đại lượng đo;

Dtđ  Dung sai của công tác trắc địa;

DXl Dung sai của công tác xây lắp.

4. Quy định chung

4.1. Công tác trắc địa là một khâu công việc quan trọng trong toàn bộ các công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp công trình trên mặt bằng xây dựng. Chúng phải được thực hiện theo một đề cương hoặc phương án kỹ thuật đã được phê duyệt và phù hợp với tiến độ chung của các giai đoạn khảo sát, thiết kế, xây lắp, đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình.

4.2. Công tác trắc địa phục vụ xây dựng công trình gồm 3 giai đoạn chính:

a) Công tác khảo sát trắc địa - địa hình phục vụ thiết kế công trình, bao gồm : thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ cho việc đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn , lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật thi công.

b) Công tác trắc địa phục vụ thi công xây lắp công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ bố trí chi tiết và thi công xây lắp công trình. Kiểm tra kích thước hình học và căn chỉnh các kết cấu công trình. Đo vẽ hoàn công công trình.

c) Công tác trắc địa phục vụ quan trắc biến dạng công trình, bao gồm: thành lập lưới khống chế cơ sở, lưới mốc chuẩn và mốc kiểm tra nhằm xác định đầy đủ, chính xác các giá trị chuyển dịch, phục vụ cho việc đánh giá độ ổn định và bảo trì công trình.

Ba công đoạn trên có liên quan mật thiết với nhau và cần phải được thực hiện theo một trình tự quy định.

4.3. Việc xác định nội dung và quy mô công tác khảo sát đo đạc địa hình, yêu cầu độ chính xác thành lập lưới khống chế thi công và nội dung quan trắc chuyển dịch công trình là nhiệm vụ của tổ chức thiết kế.

- Việc tiến hành khảo sát đo đạc - địa hình, thành lập lưới khống chế phục vụ thi công và việc tổ chức quan trắc chuyển dịch công trình là nhiệm vụ của chủ đầu tư.

- Công tác đo đạc bố trí công trình kiểm tra chất lượng thi công xây lắp công trình và đo vẽ hoàn công là n

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 309:2004 về công tác trắc địa trong xây dựng công trình - yêu cầu chung do Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: TCXDVN309:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
  • Ngày ban hành: 01/01/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản