Technical process of settlement monitoring of civil and industrial building by geometrical levelling
Tiêu chuẩn này áp dụng để đo và xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học. Các công trình xây dựng (không phân biệt từ nguồn vốn nào) thuộc những đối tượng sau đây đều phải tiến hành đo và xác định độ lún.
- Các công trình cao tầng đặt trên móng cọc ma sát;
- Các công trình nhạy cảm với lún không đều;
- Các công trình đặt trên nền đất yếu;
- Các loại đối tượng công trình khác khi có yêu cầu đo và xác định độ lún cũng áp dụng tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn quy định các chỉ tiêu kĩ thuật đo độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học và hướng dẫn kĩ thuật để thực hiện các chỉ tiêu này.
TCVN 3972 : 85. Công tác trắc địa trong xây dựng.
Quy phạm xây dựng lưới độ cao nhà nước hạng 1, 2, 3, và hạng 4. Ban hành theo Quyết định số 112/KT của Cục trưởng Cục Đo đạc bản đồ Nhà nước. Hà Nội, 1988.
3.1. Tổ chức thiết kế cần căn cứ vào tầm quan trọng của công trình, tình hình địa chất tại công trường để xác định các đối tượng và hạng mục cần đo lún, vị trí các mốc chuẩn, phân bố các điểm đo lún, phương pháp đặt mốc, kiểu mốc, độ chính xác khi đo, các tài liệu cần thu thập và phương pháp chỉnh lí kết quả.
3.2. Việc đo và xác định độ lún của công trình cần được tiến hành ngay từ khi xây xong phần móng.
Cơ quan tổ chức đo, xác định và theo dõi độ lún là chủ đầu tư.
3.3. Độ lún của nền móng công trình cần phải đo một cách hệ thống và thông báo kết quả kịp thời theo chu kỳ, để nhận được các thông số đặc trưng về độ lún và độ ổn định của nền móng đồng thời kiểm tra những số liệu dự tính về độ lún của công trình cho các loại đất nền. Việc đo độ lún công trình cần tiến hành thường xuyên cho đến khi đạt được độ ổn định về độ lún (tốc độ lún của công trình từ 1 mm/năm ¸ 2mm/năm). Đồng thời việc đo độ lún công trình cũng có thể dừng lại nếu như trong quá trình đo giá trị độ lún theo chu kì của các điểm đo dao động trong giới hạn độ chính xác cho phép.
Trong trường hợp nếu thấy công trình có những dấu hiệu chuyển dịch đột biến (lún nhiều, nứt, nghiêng, trượt) cần tổ chức đo kịp thời, để xác định các thông số chuyển dịch, tìm ra nguyên nhân và mức độ nguy hiểm đối với công trình, trên cơ sở đưa ra những kiến nghị và giải pháp cần thiết.
3.4. Kết quả đo độ lún công trình dùng để đánh giá, kiểm chứng lại lí thuyết của các giải pháp thiết kế nền và móng. Đồng thời nó còn làm cơ sở để đưa ra những biện pháp cần thiết phòng chống sự cố có thể xảy ra. Kết quả đo độ lún còn được xem xét kết hợp với những tài liệu về địa kĩ thuật và các tài liệu thí nghiệm về cơ học đất.
3.5. Trước khi đo độ lún công trình cần nghiên cứu và tham khảo các tài liệu sau:
- Đặc điểm về nền móng, quy mô xây dựng của công trình cần đo độ lún và yêu cầu của tiêu chuẩn hoặc quy phạm về giá trị độ lún cho phép.
- Mặt bằng tổng thể của công trình;
- Các kết quả khảo sát về địa kĩ thuật;
- Mặt bằng, mặt cắt của từng công trình riêng biệt, trong đó có ghi rõ kích thước, vị trí và kết cấu móng;
- Sơ đồ tải trọng tác động lên nền đất;
- Tiến độ thi công công trình;
- Các thông tin về hiện trạng công trình trong thời gian khai thác sử dụng và bảo trì.
3.6. Khi tiến hành đo độ lún công trình cần căn cứ vào mục đích yêu cầu, nhiệm vụ đo độ lún để lựa chọn giải pháp kĩ thuật. Trước khi đo cần phải viết đề cương hoặc phương án kĩ thuật đo độ lún công trình và tùy theo yêu cầu cụ thể phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 212/QĐ-BXD năm 2013 hủy bỏ Tiêu chuẩn ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3972:1985 về công tác trắc địa trong xây dựng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 về Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học
Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 271:2002 về Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: TCXDVN271:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn XDVN
- Ngày ban hành: 21/06/2002
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực