Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9426:2012

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN – PHƯƠNG PHÁP GEORADA

Investigation, evaluation and exploration of minerals – Georadar method

Lời nói đầu

TCVN 9426:2012 – Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản – Phương pháp Georada – do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN – PHƯƠNG PHÁP GEORADA

Investigation, evaluation and exploration of minerals – Georadar method

1 Định nghĩa phương pháp và phạm vi áp dụng

1.1. Nguyên tắc của phương pháp: Phương pháp georada (còn gọi là rada xuyên đất) là một trong các phương pháp thăm dò địa vật lý nghiên cứu sự lan truyền sóng phản xạ điện từ trong đất đá. Khi phát sóng điện từ có dải tần số radio vào trong lòng đất dưới dạng xung, nếu gặp các mặt ranh giới hoặc bất đồng nhất về tính chất điện từ, chúng phản xạ trở lại mặt đất và được ghi lại bằng anten thu. Sử dụng các cách xử lý, phân tích, minh giải trường sóng điện từ ghi được có thể giải đoán được các đối tượng gây nên dị thường.

Các tham số điện từ có vai trò quan trọng trong phương pháp georada gồm: hằng số điện môi (ε), độ dẫn điện (б), độ từ thẩm (μ), vận tốc truyền sóng (v), bước sóng (λ), hệ số suy giảm (α)…

1.2 Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn kỹ thuật này quy định các nội dung kỹ thuật chủ yếu mà các tổ chức và cá nhân cần phải thực hiện khi sử dụng phương pháp georada trong nghiên cứu, điều tra, đánh giá và thăm dò tài nguyên khoáng sản, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa chất môi trường, tai biến địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan.

2 Các thuật ngữ, định nghĩa:

2.1. Anten không có màn chắn (Unshielded Antenna): Loại anten không có màn chắn chống nhiễu do nguồn trên mặt đất gây nên.

2.2 Anten có màn chắn (Shielded Antenna): Loại anten có màn chắn chống nhiễu do nguồn trên mặt đất gây nên.

2.3 Đường ghi (Trace): Tín hiệu sóng ra đa ghi được tại một vị trí, khi liên kết lại thành một đường biểu diễn sóng ra đa có độ dài bằng thời gian ghi đặt trước.

2.4 Khoảng cách giữa hai đường ghi (Trace Interval): Là khoảng cách giữa hai điểm ghi tín hiệu ra đa liên tục.

2.5 Băng ghi (Radagram, tape recorder): Các tín hiệu ra đa ghi lại trên một đoạn tuyến đo tạo thành một băng sóng ra đa).

2.6 Mẫu (Sample): Tín hiệu sóng ra đa ghi được tại một thời điểm nhất định. Tập hợp nhiều mẫu tạo thành đường ghi (Trace).

2.7. Khoảng lấy mẫu (Sample Interval): Khoảng thời gian giữa hai mẫu.

2.8. Số lần đo lặp (stacks): Số lần thu tín hiệu ra đa trong một phép đo.

2.9. Cửa sổ thời gian (Time windows): Độ dài thời gian cho một phép đo.

2.10. Thời điểm không (Zero time – 0): Thời điểm máy thu bắt đầu ghi tín hiệu.

3. Máy và thiết bị

3.1. Yêu cầu máy và thiết bị

3.1.1. Các máy và thiết bị chủ yếu dùng trong phương pháp georada gồm: Bộ điều khiển; bộ phát sóng Tx và bộ thu sóng Rx; Các loại anten có màn chắn và không có màn chắn.

Ngoài ra, còn có các thiết bị chính đi kèm: Dây cáp quang, cáp song song; máy tính xách tay; bộ xác định khoảng cách; nguồn cấp điện; giá đeo máy.

3.1.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật của máy, thiết bị georada theo quy định của nhà sản xuất.

3.2. Chuẩn bị và kiểm tra máy

3.2.1. Trước khi thi công thực địa phải chuẩn bị đầy đủ các máy móc, thiết bị, phụ kiện kèm theo.

3.2.2. Kiểm tra máy ở trạng thái tĩnh: Sau khi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9426:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp Georada

  • Số hiệu: TCVN9426:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản