Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9422 : 2012

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHƯƠNG PHÁP CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Nuclear magnetic resonance method

Lời nói đầu

TCVN 9422 : 2012 - Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân - do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - PHƯƠNG PHÁP CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN

Investigation, evaluation and exploration of minerals - Nuclear magnetic resonance method

1. Định nghĩa phương pháp, phạm vi áp dụng

1.1. Nguyên tắc của phương pháp

Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân (CHTHN) là phương pháp thăm dò điện từ, dựa trên việc nghiên cứu các đặc điểm trường từ do các hạt nhân nguyên tử Hydro có trong nước tạo ra sau khi hấp thụ năng lượng của xung điện từ đặt bên ngoài với tần số cộng hưởng thích hợp do một khung dây tạo ra. Trường từ thứ cấp đo được sau khi ngắt xung điện từ phụ thuộc vào độ lớn moment xung phát và đặc điểm phân bố nước trong lát cắt địa chất bên dưới.

Thay đổi độ lớn các moment xung phát cho phép thay đổi độ sâu nghiên cứu của phương pháp. Hiện nay phương pháp CHTHN là phương pháp địa vật lý duy nhất khảo sát trực tiếp nước ngầm.

1.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nội dung kỹ thuật chủ yếu mà các tổ chức và cá nhân cần phải thực hiện khi sử dụng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân (CHTHN) trong điều tra, đánh giá địa chất và thăm dò khoáng sản.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 9434 : 2012. Công tác trắc địa phục vụ đo địa vật lý. 2012.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Tần số Lamor f0

Tần số phát xung vào khung dây để tạo ra cộng hưởng từ với hạt nhân của Hydro trong nước. Giá trị tần số Lamor tỷ lệ với cường độ từ vùng khảo sát.

3.2. Thời gian phát xung Tp

Hay còn gọi thời gian của xung: thời gian phát xung dòng cường độ l0, tính bằng miligiây [ms]

3.3. Môment xung q

Thường ký hiệu q, bằng tích của cường độ dòng phát với thời gian phát xung:

q = l0.Tp[A.ms]

3.4. Số lượng môment xung Q

Đại lượng đặc trưng để tăng chiều sâu nghiên cứu. Giá trị có thể thay đổi tuỳ chọn từ 4 đến 40 với cường độ từ 30 A.ms đến 30000A.ms Khi Q càng lớn thì chiều sâu nghiên cứu của phương pháp ĐSCHT càng lớn.

3.5. Hằng số thời gian suy giảm T2

Đại lượng đặc trưng cho mức độ suy giảm của trường từ cộng hưởng sau khi ngắt xung dòng.

3.6. Tỷ số tín hiệu/nhiễu

Thường ký hiệu S/N: tỷ số biên độ tín hiệu điện từ có ích, phản ảnh đối tượng nghiên cứu và biên độ nhiễu điện từ.

3.7. Nhiễu ngoài (External Noise)

Trong các tài liệu thường ký hiệu EN: các loại nhiễu do các nguồn bên ngoài máy đo gây ra như đường dây điện, đường sắt, hàng rào kim loại, v.v…

3.8. Nhiễu máy (Instrumental Noise)

Thường ký hiệu IN: nhiễu xuất hiện do các nguyên nhân nội tại của máy thu.

3.9. Độ phân giải hình học

Độ sâu hoặc chiều dày tầng chứa nước mà phương pháp CHTHN có thể xác định, phát hiện được.

3.10. Tần số hiệu dụng

Thường ký hiệu fe. Do sự không đồng nhất của trường từ địa phương tại điểm đo CHTHN nên tần số tín hiệu đo được ở các mom

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9422:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân

  • Số hiệu: TCVN9422:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản