ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - ĐỊA VẬT LÝ LỖ KHOAN -
PHÀN 4: PHƯƠNG PHÁP PHỔ GAMMA
Investigation, evaluation and exploration of minerals - Borehole geophygical survey -
Part 4: Gamma ray spectrometry method
Lời nói đầu
TCVN 13589-4:2022 do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 13589 Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - địa vật lý lỗ khoan gồm các tiêu chuẩn sau:
TCVN 13589 -1:2022, Phần 1: Quy định chung
TCVN 13589 -2:2022, Phần 2: Phương pháp gamma tự nhiên
TCVN 13589 -3:2022, Phần 3: Phương pháp gamma nhân tạo
TCVN 13589 -4:2022, Phần 4: Phương pháp phổ gamma
TCVN 13589 -5:2022, Phần 5: Phương pháp nơtron
TCVN 13589 -6:2022, Phần 6: Phương pháp đo nhiệt độ
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN - ĐỊA VẬT LÝ LỖ KHOAN -
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP PHỔ GAMMA
Investigation, evaluation and exploration of minerals - Borehole geophygical survey -
Part 4: Gamma ray spectrometry method
Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật đo phổ gamma trong lỗ khoan, phục vụ điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản; khảo sát địa chất thủy văn, địa chất công trình; điều tra tai biến địa chất và môi trường.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho điều tra, đánh giá và thăm dò dầu khí.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13589-1: 2022 - Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Địa vật lý lỗ khoan - Phần 1: Quy định chung.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 13589-1: 2022 và thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Phương pháp phổ gamma (Gamma ray spectrometry method)
Phương pháp đo phổ tia gamma dọc thành lỗ khoan để xác định hàm lượng riêng biệt của urani, thori, kali có trong đất đá.
4 Nguyên lý phương pháp phổ gamma
Trong đất đá tự nhiên luôn tồn tại các nguyên tố phóng xạ thuộc các dãy phóng xạ Uran ( 238U), Thori (232Th) và đồng vị phóng xạ của Kali (40K ). Các đồng vị phóng xạ này có đời sống rất dài, phát xạ chủ yếu các tia gamma có trong tự nhiên, trong đó:
Dãy 40K có duy nhất một phổ đơn năng Eγ = 1,46 MeV khi phát tia gamma để trở thành đồng vị 40Ar bền vững.
Dãy 232Thori có nhiều đồng vị phát xạ gamma có năng lượng khác nhau, trong đó có đồng vị Thalium 208TI phát xạ gamma có phổ năng lượng đặc trưng Eγ = 2,62 MeV cao nhất trong dãy.
Dãy 238U có nhiều đồng vị phát gamma có năng lượng khác nhau, trong đó có đồng vị Bismuth 214Bi phát xạ gamma với phổ năng lượng đặc trưng là Eγ = 1,76 MeV.
Người ta chế tạo Zond đo có nhiều cửa sổ, mỗi cửa sổ đo các tia gamma trong vùng năng lượng nhất định, tương đương với phổ năng lượng đặc trưng của từng nhóm nguyên tố K, U và Th nêu trên sẽ xác định hàm lượng tương đương của chúng dọc thành lỗ khoan.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13589-4:2022 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Địa vật lý lỗ khoan - Phần 4: Phương pháp phổ gamma
- Số hiệu: TCVN13589-4:2022
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2022
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực