Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12097:2017
ASEAN STAN 47:2016

MƯỚP ĐẮNG QUẢ TƯƠI

Bitter gourd

 

Lời nói đầu

TCVN 12097:2017 hoàn toàn tương đương với ASEAN STAN 47:2016;

TCVN 12097:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MƯỚP ĐẮNG QU TƯƠI

Bitter gourd

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống mướp đắng thương phẩm thuộc loài Momordica charantia L, họ Cucurbitaceae, sau khi sơ chế và đóng gói, được tiêu thụ dưới dạng tươi.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho mướp đắng quả tươi dùng trong chế biến công nghiệp.

2  Yêu cầu về chất lượng

2.1  Yêu cầu tối thiểu

Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, mướp đắng quả tươi phải:

- nguyên vẹn;

- tươi;

- đặc trưng cho giống;

- chắc;

- không bị nứt;

- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;

- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;

- hầu như không chứa sinh vật gây hại ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;

- hầu như không bị hư hỏng cơ học và sinh học cũng như hư hỏng do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;

- không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;

- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;

- không bị bầm dập;

Cuống quả không được dài quá 2,5 cm, nếu có.

2.1.1  Mướp đắng quả tươi phải được thu hoạch khi đạt độ chín sinh lý và độ chín thích hợp, phù hợp với tiêu chí của giống và vùng trồng.

Độ chín sinh lý và tình trạng của mướp đắng quả tươi phải:

- chịu được vận chuyển và bốc dỡ; và

- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.

2.2  Phân hạng

Mướp đắng quả tươi được phân thành ba hạng như sau:

2.2.1  Hạng “đặc biệt”

Mướp đắng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, không có các khuyết tật, trừ các khuyết tật bề mặt rất nhẹ với điều kiện không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.

2.2.2  Hạng I

Mướp đắng quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Tuy nhiên cho phép có các khuyết tật nhẹ với điều kiện không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:

- khuyết tật nhẹ về hình dạng;

- khuyết tật nhẹ như bị thâm, trầy xước hoặc hư hỏng cơ học khác. Tổng diện tích bị ảnh hưởng không được vượt quá 5 % tổng diện tích bề mặt quả;

Trong mọi trường hợp, các khuyết tật không được ảnh hưởng đến thịt quả.

2.2.3  Hạng II

Mướp đắng quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép mướp đắng quả tươi có các khuyết tật sau với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:

- khuyết tật về hình dạng;

- khuyết tật như bị thâm, trầy xước hoặc hư hỏng cơ học khác. Tổng diện tích bị ảnh hưởng không được vượt quá 10 % tổng d

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12097:2017 (ASEAN STAN 47:2016) về Mướp đắng quả tươi

  • Số hiệu: TCVN12097:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản