BỘT MÌ VÀ TẤM LÕI LÚA MÌ CỨNG - XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT
Wheat flour and durum wheat semolina - Determination of impurities of animal origin
Lời nói đầu
TCVN 11436:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11050:1993;
TCVN 11436:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BỘT MÌ VÀ TẤM LÕI LÚA MÌ CỨNG - XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT
Wheat flour and durum wheat semolina - Determination of impurities of animal origin
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tạp chất có nguồn gốc động vật trong bột mì có hoặc không có phụ gia, lượng tro không vượt quá 0,63 % (khối lượng) và trong tấm lõi lúa mì cứng.
Phương pháp này cho phép tách và định lượng chất nhiễm bẩn có nguồn gốc động vật, ví dụ côn trùng ở tất cả các giai đoạn phát triển của chúng, mảnh xác côn trùng, mạt và các mảnh xác của mạt, lông và các mảnh xác của động vật gặm nhấm.
Tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Tạp chất có nguồn gốc động vật (impurities of animal origin)
Chất có nguồn gốc động vật (trứng, sâu non, nhộng hoặc giai đoạn trưởng thành và các mảnh xác của côn trùng, lông và các mảnh của động vật gặm nhấm, mạt và các mảnh xác của mạt) được tách ra từ các sản phẩm theo các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.
Thủy phân phần mẫu thử với dung dịch axit clohydric tại điểm sôi. Tập trung các hạt không tan (có thể có các tạp chất không có nguồn gốc động vật) tại mặt phân cách nước/hydrocarbon. Tách các tạp chất có nguồn gốc động vật trên giấy lọc hoặc màng lọc, kiểm tra bằng kính hiển vi và đếm dưới ánh sáng phản quang.
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước đã lọc hoặc đã khử khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương.
Tất cả thuốc thử sử dụng phải được lọc cẩn thận trước khi sử dụng hoặc sau khi chuẩn bị. Việc lọc có thể được thực hiện bằng cách sử dụng vải lọc có cỡ lỗ tối đa từ 10 μm đến 30 μm, chịu được axit và dung môi (loại nylon hoặc sợi polyetylen).
4.1 Etanol hoặc metanol, 95 % (thể tích).
4.2 Dung dịch etanol hoặc dung dịch metanol, 50 % (thể tích).
4.3 Etanol/glyxerol, hỗn hợp 1 + 1 thể tích.
4.4 Dung dịch axit clohydric, đậm đặc (ρ20 = 1,18 g/ml).
4.5 Dầu parafin (còn gọi là “dầu Vaselin”), thể lỏng, độ nhớt không vượt quá 60 mPas (60 cP) ở 20 oC.
4.6 Chất tẩy rửa dạng lỏng, không có bọt.
4.7 Chất tẩy rửa dạng lỏng, dung dịch chất tẩy (4.6) 1 % (thể tích) đựng trong chai rửa.
Sử dụng thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1 Phễu chiết, hình nón, dung tích 1 000 ml, có van khóa không bôi dầu mỡ với một ống dẻo và kẹp Mohr (kẹp ống cao su) (xem Hình 1).
5.2 Cốc có mỏ dạng cao, dung tích 800 ml có nắp đậy dạng mặt kính đồng hồ bằng thủy tinh pyrex và có kích cỡ thích hợp.
5.3 Đĩ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1874:1986 về Bột mì - Phương pháp thử
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7848-2:2015 (ISO 5530-2:2012) về Bột mì - Đặc tính vật lý của khối bột nhào - Phần 2: Xác định tính lưu biến bằng extensograph
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11210:2015 (ISO 17715:2013) về Bột mì (triticum aestivum l.) - Xác định tinh bột hư hỏng bằng phương pháp đo ampe
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11211:2015 (ISO 17718:2013) về Bột mì (triticum aestivum L.) - Xác định tính lưu biến dưới dạng hàm số của quá trình nhào trộn và sự gia tăng nhiệt độ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11437:2016 (ISO 11051:1994) về Lúa mì cứng (Triticum durum Desf.) - Các yêu cầu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11438:2016 (ISO 11052:1994) về Bột và tấm lõi lúa mì cứng - Xác định hàm lượng sắc tố màu vàng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11439:2016 (ISO 15793:2000) về Tấm lõi lúa mì cứng - Xác định phần lọt qua sàng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11440:2016 (CEN/TS 15465:2008) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Lúa mì cứng (Triticum durum Desf.) - Hướng dẫn chung đối với phương pháp dùng thiết bị đo màu tấm lõi
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11441:2016 (CODEX STAN 178-1991, REVISED 1995) về Tấm lõi và bột lúa mì cứng
- 1Quyết định 3685/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9027:2011 (ISO 24333:2009) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Lấy mẫu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1874:1986 về Bột mì - Phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7848-2:2015 (ISO 5530-2:2012) về Bột mì - Đặc tính vật lý của khối bột nhào - Phần 2: Xác định tính lưu biến bằng extensograph
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11210:2015 (ISO 17715:2013) về Bột mì (triticum aestivum l.) - Xác định tinh bột hư hỏng bằng phương pháp đo ampe
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11211:2015 (ISO 17718:2013) về Bột mì (triticum aestivum L.) - Xác định tính lưu biến dưới dạng hàm số của quá trình nhào trộn và sự gia tăng nhiệt độ
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11437:2016 (ISO 11051:1994) về Lúa mì cứng (Triticum durum Desf.) - Các yêu cầu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11438:2016 (ISO 11052:1994) về Bột và tấm lõi lúa mì cứng - Xác định hàm lượng sắc tố màu vàng
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11439:2016 (ISO 15793:2000) về Tấm lõi lúa mì cứng - Xác định phần lọt qua sàng
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11440:2016 (CEN/TS 15465:2008) về Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Lúa mì cứng (Triticum durum Desf.) - Hướng dẫn chung đối với phương pháp dùng thiết bị đo màu tấm lõi
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11441:2016 (CODEX STAN 178-1991, REVISED 1995) về Tấm lõi và bột lúa mì cứng
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11436:2016 (ISO 11050:1993) về Bột mì và tấm lõi lúa mì cứng - Xác định tạp chất có nguồn gốc động vật
- Số hiệu: TCVN11436:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực