Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11043:2015
CODEX STAN 312-2013
BÀO NGƯ SỐNG, BÀO NGƯ NGUYÊN LIỆU TƯƠI ĐƯỢC LÀM LẠNH HOẶC ĐÔNG LẠNH ĐỂ TIÊU THỤ TRỰC TIẾP HOẶC ĐỂ CHẾ BIẾN TIẾP THEO
Live abalone and for raw fresh chilled or frozen abalone for direct consumption or for further processing
Lời nói đầu
TCVN 11043:2015 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 312-2013;
TCVN 11043:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F11 Thủy sản và sản phẩm thủy sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BÀO NGƯ SỐNG, BÀO NGƯ NGUYÊN LIỆU TƯƠI ĐƯỢC LÀM LẠNH HOẶC ĐÔNG LẠNH ĐỂ TIÊU THỤ TRỰC TIẾP HOẶC ĐỂ CHẾ BIẾN TIẾP THEO
Live abalone and for raw fresh chilled or frozen abalone for direct consumption or for further processing
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bào ngư thuộc chi Haliotis ở dạng sống và/hoặc dạng nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh. Bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh có thể ở dạng nguyên con hoặc tách vỏ đã bỏ nội tạng. Có thể loại bỏ biểu mô, màng nhầy và lưỡi bào. Biện pháp làm lạnh hoặc đông lạnh bào ngư vẫn giữ được đặc tính của bào ngư sống. Cả bào ngư sống và bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh đều có thể dùng để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến tiếp. Phần 1 áp dụng cho bào ngư sống, Phần 2 áp dụng cho bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh.
Phần 1 - Bào ngư sống
1.2. Mô tả
1.2.1. Định nghĩa sản phẩm
Bào ngư sống vẫn còn nguyên vỏ, còn sống trước khi tiêu thụ.
1.2.2. Định nghĩa quá trình
Bào ngư có thể được đánh bắt tự nhiên hoặc được nuôi. Bào ngư có thể được ngâm trong nước biển sạch và/hoặc để ráo trước khi đóng gói để bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc để chế biến tiếp như trong 2.2.2.
1.2.3. Trình bày sản phẩm
Cho phép các dạng trình bày sản phẩm bào ngư với điều kiện:
- đáp ứng được mọi yêu cầu trong tiêu chuẩn này; và
- được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh gây hiểu lầm hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Bào ngư có thể được đóng gói theo khối lượng, số lượng, số lượng trên một đơn vị khối lượng hoặc thể tích cho một bao gói.
1.3. Thành phần cơ bản và các chỉ tiêu chất lượng
1.3.1. Bào ngư
Bào ngư phải còn sống và có các đặc trưng cảm quan về độ tươi, và không có mùi tanh hoặc chất ngoại lai.
1.3.2. Thành phẩm
Bào ngư sống phải đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này khi lô hàng phù hợp với các quy định trong 1.10. Bào ngư sống phải được kiểm tra bằng các phương pháp nêu trong 1.8 và 1.9.
1.4. Phụ gia thực phẩm
Không được phép sử dụng phụ gia thực phẩm đối với bào ngư sống.
1.5. Chất nhiễm bẩn
1.5.1. Phải tuân thủ các mức tối đa trong TCVN 4832:2015 1)Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và giới hạn dư lượng tối đa thuốc thú y theo quy định hiện hành.
1.5.2. Bào ngư ở một số khu vực có thể tích tụ một số độc tố sinh học biển nhất định. Cơ quan có thẩm quyền (sử dụng đánh giá nguy cơ) cần xác định liệu nguy cơ này có mặt ở các khu vực đó đã được kiểm soát hay chưa và nếu có, cần có cơ chế để bảo đảm rằng các bộ phận của bào ngư được tiêu thụ đáp ứng giới hạn độc tố sinh học biển quy định trong CODEX STAN 292-2008 Standard for live and raw bivalve molluscs (Tiêu chuẩn đối với động vật có vỏ thân mềm sống và nguyên liệu). Việc đánh
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11040:2015 (CAC/GL 78:2011) về Hướng dẫn kiểm soát Campylobacter và Salmonella trong thịt gà
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2015 (CAC/GL 32:1999, xét soát năm 2007 và sửa đổi 2013) về Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11042:2015 (CODEX STAN 311-2013) về Cá xông khói, cá tẩm hương khói và cá khô xông khói
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6739:2015 (ISO 817:2014) về Môi chất lạnh - Ký hiệu và phân loại an toàn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11429:2016 (CAC/GL 75:2010) về Hướng dẫn sử dụng chất hỗ trợ chế biến
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7265:2009 (CAC/RCP 52-2003, Rev.4-2008) về Quy phạm thực hành đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9632:2013 (CAC/GL 21-1997) về Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4832:2015 (CODEX STAN 193-1995, soát xét 2009, sửa đổi 2015) về Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11040:2015 (CAC/GL 78:2011) về Hướng dẫn kiểm soát Campylobacter và Salmonella trong thịt gà
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2015 (CAC/GL 32:1999, xét soát năm 2007 và sửa đổi 2013) về Hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11042:2015 (CODEX STAN 311-2013) về Cá xông khói, cá tẩm hương khói và cá khô xông khói
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11045:2015 về Hướng dẫn đánh giá cảm quan tại phòng thử nghiệm đối với cá và động vật có vỏ
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6739:2015 (ISO 817:2014) về Môi chất lạnh - Ký hiệu và phân loại an toàn
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11429:2016 (CAC/GL 75:2010) về Hướng dẫn sử dụng chất hỗ trợ chế biến
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11043:2015 (CODEX STAN 312-2013) về Bào ngư sống, bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến tiếp theo
- Số hiệu: TCVN11043:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra