HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN TẠI PHÒNG THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁ VÀ ĐỘNG VẬT CÓ VỎ
Guidelines for the sensory evaluation of fish and shellfish in laboratories
Lời nói đầu
TCVN 11045:2015 hoàn toàn tương đương với CAC/GL 31-1999;
TCVN 11045:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F11 Thủy sản và sản phẩm thủy sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN TẠI PHÒNG THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁ VÀ ĐỘNG VẬT CÓ VỎ
Guidelines for the sensory evaluation of fish and shellfish in laboratories
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn sử dụng các phương pháp đánh giá các thuộc tính cảm quan của sản phẩm. Tiêu chuẩn này bao gồm cả một số điều khoản chưa được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng nhưng các điều khoản này được sử dụng khi đánh giá cảm quan các sản phẩm thủy sản về sự phù hợp với các yêu cầu1. Tiêu chuẩn này được sử dụng để kiểm tra cảm quan mẫu thử tại phòng thử nghiệm để xác định các khuyết tật do các quy trình mà thông thường không do các nhân viên phân tích thực hiện, kể cả quy trình nấu chín. Các thông tin kỹ thuật về thiết bị phòng thử nghiệm được cung cấp để sử dụng trong các phép phân tích đó và để huấn luyện nhân viên phân tích.
Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng các tiêu chuẩn bằng cách đưa ra. các khuyến nghị cho mục đích kiểm tra liên quan đến thiết bị cần cho việc kiểm tra và các quy trình thử nghiệm cảm quan.
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với thủy sản, bao gồm cá, động vật giáp xác và động vật nhuyễn thể.
2. Các thiết bị đánh giá cảm quan
2.1. Yêu cầu chung
Việc đánh giá cảm quan phải do những nhân viên đã được huấn luyện thực hiện (xem Điều 4) để đánh giá dãy sản phẩm cụ thể và sử dụng cùng một phương pháp đánh giá.
2.2. Phòng thử nghiệm đánh giá cảm quan
2.2.1. Địa điểm và bố trí
Hình 1 mô tả sơ đồ của phòng thử nghiệm thích hợp để kiểm tra các sản phẩm thủy sản. Sơ đồ này thể hiện nguyên tắc: khu vực chuẩn bị phải tách biệt ra khỏi khu vực đánh giá.
Phòng thử nghiệm, phòng bảo quản, các trang thiết bị cho nhân viên và các trang thiết bị thử nghiệm cần được bố trí trong khu vực thử nghiệm. Khu vực đánh giá không được dùng để phân tích hóa học và vi sinh vật tuy nhiên một số phép phân tích có thể thực hiện được trong khu vực chuẩn bị.
2.2.2. Khu vực chuẩn bị
Khu vực này được dùng để xử lý và bảo quản sản phẩm thủy sản và để chuẩn bị mẫu đánh giá cảm quan. Khu vực này được xây dựng theo các yêu cầu về thực hành sản xuất tốt trong việc thiết kế và xây dựng các cơ sở thủy sản. Các phòng phải được thiết kế sao cho mùi khi nấu không ảnh hưởng đến phân tích cảm quan.
2.2.3. Khu vực đánh giá
Không chuẩn bị sản phẩm trong khu vực này, ngoài việc chỉnh hình mẫu cuối cùng trước khi nấu chín.
Ở khu vực này, hệ thống thông gió, các quy trình và trình tự mẫu cần được sắp xếp sao cho giảm thiểu sự xáo trộn các yếu tố kích thích cảm quan. Đồng thời, sự ảnh hưởng và sự xáo trộn từ những người cùng đánh giá và những nhân viên khác cũng cần giảm thiểu. Màu sắc của khu vực đánh giá cần giữ trung tính.
Khu vực đánh giá cần được chiếu sáng bằng ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng ban ngày nhân tạo. Mọi điều kiện đặc thù trong các tiêu chuẩn đều phải đáp ứng.
2.2.4. Thiết bị
Kiểu loại và số lượng trang thiết bị c
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10644:2014 (AOAC 2005.06) về Thủy sản - Xác định độc tố gây liệt cơ (PSP) trong động vật có vỏ - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có làm sạch bằng chiết pha rắn và sử dụng detector huỳnh quang
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11047:2015 về Thủy sản và sản phẩm thủy sản - Xác định hàm lượng histamine - Phương pháp đo huỳnh quang
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11044:2015 (CAC/GL 73-2010) về Hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát các loài Vibrio gây bệnh trong thủy sản
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927:2023 về Phòng, chống sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6392:2008 (CODEX STAN 166-1989, REV.2-2004) về cá xay chế biến hình que - cá miếng và cá philê tẩm bột xù hoặc bột nhão đông lạnh nhanh
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10644:2014 (AOAC 2005.06) về Thủy sản - Xác định độc tố gây liệt cơ (PSP) trong động vật có vỏ - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có làm sạch bằng chiết pha rắn và sử dụng detector huỳnh quang
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11047:2015 về Thủy sản và sản phẩm thủy sản - Xác định hàm lượng histamine - Phương pháp đo huỳnh quang
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11044:2015 (CAC/GL 73-2010) về Hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát các loài Vibrio gây bệnh trong thủy sản
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008) về Phân tích cảm quan - Thuật ngữ và định nghĩa
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927:2023 về Phòng, chống sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11045:2015 về Hướng dẫn đánh giá cảm quan tại phòng thử nghiệm đối với cá và động vật có vỏ
- Số hiệu: TCVN11045:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực