Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ − PHƯƠNG PHÁP THỬ VÔ KHUẨN
Medicine and apparatus − Test for stevility
Lời nói đầu
TCVN 1023 : 1991 thay thế TCVN 1023 : 1970.
TCVN 1023 : 1991 do Hội đồng dược điển − Bộ Y tế biên soạn, Vụ Dược − Trang thiết bị − Bộ Y tế đề nghị, Bộ Y tế ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
THUỐC VÀ DỤNG CỤ Y TẾ − PHƯƠNG PHÁP THỬ VÔ KHUẨN
Medicine and apparatus − Test for stevility
Tiêu chuẩn này áp dụng để thử vô khuẩn nhằm phát hiện sự có mặt của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men trong các nguyên liệu, chế phẩm và dụng cụ mà theo tiêu chuẩn riêng cần phải vô khuẩn.
Thử vô khuẩn phải được tiến hành trong lồng kính hoặc trong buồng thổi không khí vô khuẩn để tránh ô nhiễm thêm. Trong quá trình thử, mẫu không được tiếp xúc với các tác nhân có ảnh hưởng đến vi khuẩn, nấm mốc, nấm men có trong mẫu kiểm tra (tia tử ngoại, chất sát khuẩn, nhiệt độ…). Các dụng cụ, dung môi, môi trường phải được tiệt khuẩn trước khi dùng.
Tiến hành lấy mẫu thử theo TCVN 974 : 1970.
1. Nguyên tắc: Nếu vi khuẩn, nấm mốc, nấm men được cấy vào môi trường có chất dinh dưỡng và nước, được giữ ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thì chúng sẽ phát triển. Sự có mặt của chúng làm cho môi trường biến đổi trạng thái từ trong sang đục, hoặc có váng trên bề mặt hoặc có cặn lắng ở đáy môi trường.
Có 2 phương pháp thử. Phương pháp màng lọc (phương pháp trọng tài) và phương pháp cấy trực tiếp. Khi tiến hành thử phải làm sạch bề ngoài của ống (chai, lọ, bình …) đựng chế phẩm bằng một chất sát khuẩn thích hợp. Sau đó lấy một lượng chế phẩm đủ dùng theo quy định, cấy trực tiếp vào các môi trường (nếu theo phương pháp cấy trực tiếp) hoặc lọc qua các màng lọc (nếu theo phương pháp màng lọc) sau khi đã được hoà loãng thích hợp, rồi cắt màng lọc thành miếng nhỏ đem nhúng vào môi trường. ủ môi trường trong thời gian quy định.
2 Chuẩn bị môi trường và dung môi
2.1 Môi trường để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí
− Môi trường thioglycolat có thạch (dùng cho thử nghiệm những chế phẩm lỏng và trong);
− Môi trường thioglycolat không có thạch (dùng cho thử nghiệm những chế phẩm đặc hoặc sền sệt dạng cao).
2.2 Môi trường Soybean-casein để phát hiện vi khuẩn hiếu khí và nấm mốc.
Cả 2 loại môi trường trên phải được pha chế và được kiểm tra chất lượng theo đúng quy định tại Phụ lục.
2.3 Dung môi dùng để hoà loãng khi những chế phẩm thử không ở dạng dung dịch lỏng. Chỉ được dùng làm dung môi hoà loãng bất kỳ một chất lỏng nào không có tính kháng khuẩn và không tác động đến độ xốp của màng lọc. Th−ờng dùng các dung môi sau đây:
− Dung môi A: hoà tan 1 g pepton vào nước cho vừa đủ 1 lít. Lọc (hoặc ly tâm) cho trong. Điều chỉnh pH = 7,1 ± 0,1. Đựng vào nhiều bình, mỗi bình khoảng 100 ml. Hấp ở 121 OC trong 18 phút đến
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 13485:2004 về Dụng cụ y tế - Hệ thống quản lý chất lượng - Yêu cầu đối với các mục đích chế định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5764:1993 về Dụng cụ y tế bằng kim loại - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8293:2009 (ISO 8429 :1986) về Quang học và dụng cụ quang học - Nhãn khoa - Thước tròn chia độ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6546:1999 về Chỉ khâu phẫu thuật không tiêu - Yêu cầu kỹ thuật
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5903:1995 (ISO 7886 -1:1993 (E)) về Bơm tiêm dưới da vô trùng sử dụng một lần tiêm - Bơm tiêm dùng tay
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8026-2:2013 (ISO 13408-2:2003) về Quá trình vô khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Phần 2: Sự lọc
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN I-5:2017 về Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc - Phần 5: Vắc xin và sinh phẩm y tế (Gồm 23 tiêu chuẩn)
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8026-7:2021 (ISO 13408-7:2012) về Quá trình vô khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Phần 7: Quá trình thay thế cho thiết bị y tế và các sản phẩm kết hợp
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2921/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 13485:2004 về Dụng cụ y tế - Hệ thống quản lý chất lượng - Yêu cầu đối với các mục đích chế định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5764:1993 về Dụng cụ y tế bằng kim loại - Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8293:2009 (ISO 8429 :1986) về Quang học và dụng cụ quang học - Nhãn khoa - Thước tròn chia độ
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6546:1999 về Chỉ khâu phẫu thuật không tiêu - Yêu cầu kỹ thuật
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5903:1995 (ISO 7886 -1:1993 (E)) về Bơm tiêm dưới da vô trùng sử dụng một lần tiêm - Bơm tiêm dùng tay
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8026-2:2013 (ISO 13408-2:2003) về Quá trình vô khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Phần 2: Sự lọc
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN I-5:2017 về Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc - Phần 5: Vắc xin và sinh phẩm y tế (Gồm 23 tiêu chuẩn)
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8026-7:2021 (ISO 13408-7:2012) về Quá trình vô khuẩn sản phẩm chăm sóc sức khỏe - Phần 7: Quá trình thay thế cho thiết bị y tế và các sản phẩm kết hợp
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1023:1991 về Thuốc và dụng cụ y tế - Phương pháp thử vô khuẩn
- Số hiệu: TCVN1023:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra