Chương 1 Thông tư 54/2013/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, gồm:
a) Công trình cung cấp nước sạch cho dân cư nông thôn được đầu tư toàn bộ hoặc một phần từ ngân sách nhà nước, có nguồn gốc ngân sách nhà nước; công trình được xác lập sở hữu nhà nước.
b) Công trình đồng thời cung cấp nước sạch cho dân cư đô thị và dân cư nông thôn được đầu tư từ các nguồn vốn:
- Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Chương trình Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (viết tắt là Chương trình 134);
- Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (viết tắt là Chương trình 135);
- Chương trình Mục tiêu quốc gia về nông thôn mới;
- Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước.
2. Công trình cấp nước sạch nông thôn nhỏ lẻ được đầu tư từ ngân sách nhà nước, có nguồn gốc ngân sách nhà nước và công trình cấp nước sạch nông thôn được đầu tư từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước, không có nguồn gốc ngân sách nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
2. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung (sau đây gọi tắt là công trình) là một hệ thống gồm các công trình khai thác, xử lý nước, mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch đến nhiều hộ gia đình hoặc cụm dân cư sử dụng nước ở nông thôn và các công trình phụ trợ có liên quan; bao gồm các loại hình: cấp nước tự chảy, cấp nước sử dụng bơm động lực, cấp nước bằng công nghệ hồ treo.
2. Công trình cấp nước sạch nông thôn nhỏ lẻ là công trình cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia đình sử dụng nước ở nông thôn; bao gồm các loại hình: công trình thu và chứa nước hộ gia đình, giếng thu nước ngầm tầng nông (giếng đào, giếng mạch lộ), giếng khoan đường kính nhỏ.
3. Đơn vị quản lý công trình là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định giao công trình để trực tiếp quản lý, sử dụng và khai thác; gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập, gồm: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý nước sạch, đơn vị sự nghiệp công lập khác.
b) Doanh nghiệp, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã).
4. Hợp đồng dự án là Hợp đồng kinh tế được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Giá thành nước sạch là giá tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý của toàn bộ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ nước sạch tại khu vực nông thôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
6. Giá tiêu thụ nước sạch là giá nước sạch người tiêu dùng phải trả cho đơn vị quản lý công trình. Giá tiêu thụ nước sạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch tại khu vực nông thôn.
7. Bảo trì công trình là tập hợp các hoạt động gồm: bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật và hoạt động bình thường của công trình.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác công trình
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao công trình cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để trực tiếp quản lý, sử dụng và khai thác.
2. Quản lý nhà nước về công trình được thực hiện thống nhất, công khai, minh bạch, có phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia quản lý, sử dụng và khai thác công trình.
4. Đơn vị quản lý công trình có trách nhiệm đảm bảo duy trì công trình được giao quản lý hoạt động bền vững, có hiệu quả; thực hiện báo cáo, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
5. Mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng và khai thác công trình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Thông tư 54/2013/TT-BTC quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác công trình
- Điều 5. Hồ sơ công trình
- Điều 6. Hồ sơ hình thành và giao công trình cho đơn vị quản lý
- Điều 7. Xác lập sở hữu nhà nước đối với công trình
- Điều 8. Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về công trình
- Điều 9. Trách nhiệm xây dựng, quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu về công trình
- Điều 10. Nhập, duyệt và chuẩn hóa Cơ sở dữ liệu về công trình
- Điều 11. Đơn vị quản lý công trình
- Điều 12. Giao công trình cho đơn vị quản lý
- Điều 13. Giao công trình cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý
- Điều 14. Giao công trình cho doanh nghiệp quản lý
- Điều 15. Giao công trình cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý
- Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị quản lý công trình
- Điều 19. Báo cáo kê khai công trình
- Điều 20. Hạch toán công trình
- Điều 21. Khấu hao công trình
- Điều 22. Bảo trì công trình
- Điều 23. Điều chuyển công trình
- Điều 24. Cho thuê quyền khai thác công trình
- Điều 25. Chuyển nhượng công trình
- Điều 26. Thanh lý công trình
- Điều 27. Hội đồng xác định giá và Hội đồng bán đấu giá công trình