Điều 9 Thông tư 33/2017/TT-BTC quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 9. Ủy quyền của các thành viên tham gia quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
1. Vụ trưởng Vụ Kho quỹ Kho bạc Nhà nước, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh. Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện được ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện toàn bộ hoặc từng phần công việc quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý.
2. Kế toán trưởng được ủy quyền cho người khác trong tổ chức của mình có đủ điều kiện thực hiện toàn bộ hoặc từng phần công việc quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý.
3. Việc ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Văn bản ủy quyền phải tuân theo thể thức, được đóng dấu cơ quan của người ủy quyền. Người nhận ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác. Kế toán trưởng; khi ủy quyền cho người khác phải được thủ trưởng đơn vị có kho tiền chấp thuận.
4. Khi ủy quyền, nhận lại ủy quyền phải bàn giao tài sản. Tùy theo yêu cầu công việc, người ủy quyền quyết định bàn giao toàn bộ hoặc từng phần tài sản. Hết thời gian ủy quyền, người nhận ủy quyền báo cáo công việc đã làm đồng thời làm thủ tục bàn giao lại tài sản cho người ủy quyền.
5. Người nhận ủy quyền chịu trách nhiệm trước người ủy quyền về việc quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý, kho tiền theo quy định tại Thông tư này và theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Mỗi lần thủ kho, thủ quỹ cần nghỉ chế độ, đi công tác, đi họp, đi học... phải có văn bản đề nghị cử người thay thế, thủ trưởng đơn vị có kho tiền chỉ định tạm thời người thay thế và tổ chức kiểm kê, bàn giao tiền, tài sản. Người thay thế chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thủ kho, thủ quỹ trong thời gian được giao nhiệm vụ. Hết thời gian được giao nhiệm vụ, người được chỉ định tạm thời làm thủ tục bàn giao lại tiền, tài sản cho thủ kho, thủ quỹ.
Thông tư 33/2017/TT-BTC quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 33/2017/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/04/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 353 đến số 354
- Ngày hiệu lực: 16/06/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Thành phần Ban Quản lý kho tiền tại Kho bạc Nhà nước các cấp
- Điều 5. Trách nhiệm của Trưởng ban Quản lý kho tiền
- Điều 6. Trách nhiệm của thành viên Ban Quản lý kho tiền là kế toán trưởng
- Điều 7. Trách nhiệm của thành viên Ban Quản lý kho tiền là thủ kho
- Điều 8. Các chức danh kho quỹ
- Điều 9. Ủy quyền của các thành viên tham gia quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
- Điều 10. Kho tiền và các trang thiết bị trong kho tiền
- Điều 11. Đối tượng bảo quản trong kho tiền của Kho bạc Nhà nước các cấp
- Điều 12. Mục đích vào kho tiền
- Điều 13. Đối tượng được phép vào kho tiền
- Điều 14. Quy định vào, ra kho tiền
- Điều 15. Bảo vệ kho tiền
- Điều 16. Nhập, xuất tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
- Điều 17. Cách thức sắp xếp, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong kho tiền
- Điều 18. Quầy giao dịch và trang thiết bị tại quầy
- Điều 19. Thu, chi tiền mặt
- Điều 20. Kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền mặt
- Điều 21. Giao nhận tiền mặt
- Điều 22. Giao nhận, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong ngoại tệ
- Điều 23. Giao nhận giấy tờ có giá
- Điều 24. Bảo quản, sắp xếp tiền mặt, giấy tờ có giá
- Điều 25. Chìa khóa kho tiền, két sắt
- Điều 26. Bảo quản, bàn giao chìa khóa sử dụng hàng ngày
- Điều 27. Bảo quản, bàn giao chìa khóa, hộp đựng chìa khóa dự phòng
- Điều 28. Trách nhiệm của công chức quản lý chìa khóa kho tiền, két sắt
- Điều 29. Nguyên tắc tổ chức vận chuyển
- Điều 30. Trách nhiệm các cá nhân tham gia vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
- Điều 31. Phương tiện vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý
- Điều 32. Kiểm kê tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý cuối ngày
- Điều 33. Kiểm kê định kỳ, đột xuất kho tiền