Điều 15 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Điều 15. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức theo từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mỗi lĩnh vực có thể có một hoặc nhiều Hội đồng theo lĩnh vực chuyên môn.
2. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo lĩnh vực chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập gồm 09 thành viên:
a) Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ, Vụ Khoa học và Công nghệ;
c) Ủy viên Hội đồng gồm: Các nhà khoa học có chuyên môn phù hợp; đại diện các Vụ chức năng trực thuộc Bộ; thư ký khoa học là chuyên viên của Vụ Khoa học và Công nghệ;
Vụ Khoa học và Công nghệ cử chuyên viên làm thư ký hành chính phục vụ phiên họp Hội đồng.
3. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề xuất đặt hàng, bao gồm: Xác định tên, mục tiêu, nội dung chính, sản phẩm dự kiến đạt được và phương thức tổ chức thực hiện của từng nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Tài liệu phục vụ họp Hội đồng gồm: Quyết định thành lập Hội đồng; phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mẫu M3-PĐXNV hoặc M4-PĐXNV; bảng tổng hợp đề xuất danh mục nhiệm vụ theo mẫu M5-THĐX; kết quả tra cứu thông tin theo mẫu M6-KQTrC và phiếu nhận xét đề xuất nhiệm vụ theo mẫu M7-PNXĐX.
5. Phương thức làm việc của Hội đồng:
a) Hội đồng họp trực tiếp hoặc trực tuyến, tài liệu họp tại trang thông tin điện tử (quy định tại khoản 15, Điều 3); tài khoản cá nhân (tên tài khoản, mật khẩu truy cập) được cấp trước khi họp hội đồng 05 ngày làm việc;
b) Các thành viên Hội đồng gửi ý kiến nhận xét và đánh giá theo định dạng Word hoặc pdf (ký số nếu có) đến địa chỉ đã được cung cấp tại điểm a, khoản 5 Điều này ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng;
c) Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó có tối thiểu 04 thành viên tham dự trực tiếp gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền), thư ký khoa học, 01 ủy viên phản biện và 01 ủy viên khác;
d) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự họp nhất trí bằng phiếu đánh giá;
đ) Thành viên Hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Hội đồng;
e) Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền) ký thay các thành viên tham gia họp trực tuyến đối với các hồ sơ tại phiên họp gồm: Phiếu nhận xét; phiếu đánh giá; danh sách tham gia họp và nhận kinh phí họp;
g) Đại diện Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, các đơn vị đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể được mời tham dự phiên họp Hội đồng.
6. Hội đồng họp 02 phiên theo trình tự:
a) Hội đồng họp phiên thứ nhất:
Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu đại biểu tham dự;
Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp;
Thư ký khoa học thông báo tóm tắt quá trình tổng hợp, rà soát danh mục nhiệm vụ;
Hội đồng thảo luận từng nhiệm vụ đề xuất về tính cấp thiết, tính mới, không trùng lặp, tính khả thi và ứng dụng, khả năng huy động nguồn lực ngoài ngân sách (đối với các dự án sản xuất thử nghiệm);
Hội đồng đánh giá bằng phiếu đánh giá đề xuất nhiệm vụ trên phần mềm quản lý hoạt động khoa học và công nghệ theo mẫu M8-PĐGĐX tại cuộc họp. Biên bản kiểm phiếu đánh giá đề xuất được lập theo mẫu M9-BBKP;
Thư ký khoa học công bố kết quả bỏ phiếu;
Chủ tịch Hội đồng phân công thành viên hội đồng hoàn thiện tên, mục tiêu, nội dung chính, sản phẩm dự kiến, phương thức thực hiện của từng nhiệm vụ được đề xuất thực hiện;
Các nhiệm vụ đề nghị không thực hiện, Hội đồng thảo luận cụ thể để biểu quyết thống nhất về lý do đề nghị không thực hiện;
b) Hội đồng họp phiên thứ hai:
Thảo luận cụ thể và biểu quyết thống nhất về tên nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung chính, sản phẩm dự kiến, phương thức thực hiện đối với các nhiệm vụ đã được thông qua và hoàn thiện theo phân công tại phiên thứ nhất;
Biểu quyết để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong danh mục nhiệm vụ đề xuất đặt hàng;
c) Kết quả 02 phiên họp của Hội đồng được ghi thành biên bản theo mẫu M10-BBHĐDM và thông qua tại phiên họp.
Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 5. Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 6. Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 7. Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan đề xuất đặt hàng
- Điều 9. Trách nhiệm chuyên gia tư vấn độc lập
- Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức chủ trì
- Điều 11. Trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận kết quả nhiệm vụ
- Điều 13. Căn cứ để xây dựng đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
- Điều 14. Đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 15. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 16. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 17. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất
- Điều 18. Thông báo và hồ sơ tham gia tuyển chọn, xét giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 19. Trình tự xét duyệt hồ sơ nhiệm vụ thực hiện theo hình thức tuyển chọn và giao trực tiếp
- Điều 20. Trình tự thẩm định nội dung và kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 21. Phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 22. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 23. Điều chỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 24. Chấm dứt Hợp đồng nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 25. Tự đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 26. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
- Điều 27. Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
- Điều 28. Đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
- Điều 29. Xử lý kết quả nghiệm thu cấp bộ
- Điều 30. Đăng ký, lưu giữ, công bố, chuyển giao sản phẩm và ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Điều 31. Công nhận kết quả, thanh lý hợp đồng và xử lý tài sản
- Điều 32. Cơ sở đề xuất
- Điều 33. Trình tự đề xuất
- Điều 34. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 35. Trình tự tuyển chọn, xét giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
- Điều 36. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng
- Điều 37. Kiểm tra, giám sát thực hiện và điều chỉnh thuyết minh, hợp đồng
- Điều 38. Đánh giá, nghiệm thu, đăng ký, lưu giữ, công bố, chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Điều 39. Công nhận kết quả, thanh lý hợp đồng và xử lý tài sản
- Điều 40. Cơ sở đề xuất
- Điều 41. Trình tự đề xuất
- Điều 42. Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
- Điều 43. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
- Điều 44. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng
- Điều 45. Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh trong quá trình thực hiện
- Điều 46. Đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
- Điều 47. Đăng ký, lưu giữ, công bố, chuyển giao kết quả nghiên cứu và ứng dụng
- Điều 48. Thanh lý hợp đồng