Chương 4 Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường
NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN THEO CHỨC NĂNG
1. Chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Yêu cầu đảm bảo hoạt động nghiên cứu thường xuyên của tổchức khoa học và công nghệ; đặt hàng của cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường phục vụ công tác quản lý, hoạt động nghiên cứu điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát về tài nguyên và môi trường.
1. Hàng năm, theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị tham mưu, quản lý nhà nước trực thuộc Bộ đặt hàng; cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (các Tổng cục có Viện trực thuộc, các Viện trực thuộc Bộ) thông báo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân trực thuộc đề xuất nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng phù hợp với quy định tại
2. Viện trưởng Viện trực thuộc Tổng cục; thủ trưởng các đơn vị trong Viện trực thuộc Bộ thông qua họp, thống nhất đề xuất tại đơn vị và hoàn chỉnh hồ sơ, gửi về cơ quan quản lý trực tiếp trước ngày 10 tháng 5 hàng năm.
Hồ sơ gồm: Công văn đề xuất của đơn vị; danh mục nhiệm vụ xếp theo thứ tự ưu tiên theo mẫu M62-ĐXDMTX; biên bản họp xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng tại đơn vị.
3. Căn cứ hồ sơ đề xuất của đơn vị trực thuộc, cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng tổng hợp danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng đề xuất theo mẫu M63-THDMTX để đưa ra họp xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
Điều 42. Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
1. Trước khi tổ chức Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng có thể xin ý kiến chuyên gia hoặc làm việc với đại diện lãnh đạo các đơn vị đặt hàng, đơn vị quản lý nhà nước khác theo lĩnh vực để xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng trình Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
2. Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng do Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng quyết định thành lập, gồm 09 thành viên
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng hoặc lãnh đạo đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ (Vụ/Phòng/Ban Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế của các Tổng cục có Viện trực thuộc, Viện trực thuộc Bộ) của cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (sau đây gọi tắt là đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ);
c) Ủy viên Hội đồng gồm: Các nhà khoa học có chuyên môn phù hợp; đại diện các đơn vị chức năng trực thuộc có liên quan về: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ...; thư ký khoa học là chuyên viên đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ;
3. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, xác định danh mục các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, gồm: Tên, thời gian thực hiện, dự kiến kết quả/sản phẩm của từng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
4. Đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ gửi tài liệu họp cho các thành viên Hội đồng ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày họp. Tài liệu bao gồm: Bảng tổng hợp danh mục nhiệm vụ, ý kiến chuyên gia (nếu có). Các thành viên Hội đồng có ý kiến nhận xét, đánh giá danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng theo mẫu M64-NXDMTX gửi đến đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng.
5. Phương thức làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó có tối thiểu 04 thành viên tham dự trực tiếp gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền), thư ký khoa học và 02 thành viên khác;
b) Đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ cử chuyên viên làm thư ký hành chính phiên họp Hội đồng.
c) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự họp nhất trí bằng hình thức bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký khoa học tổng hợp để Hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên Hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với ý kiến kết luận của Hội đồng;
d) Thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận của Hội đồng;
đ) Đại diện các Vụ chức năng trực thuộc Bộ như Vụ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ có thể được mời tham dự phiên họp Hội đồng.
6. Trình tự làm việc của Hội đồng
a) Thư ký hành chính công bố quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự trong cuộc họp;
b) Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp;
c) Các thành viên Hội đồng thảo luận từng nhiệm vụ đề xuất về: Tính cấp thiết, tính mới, không trùng lặp, tính khả thi và ứng dụng, sự phù hợp với chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
d) Hội đồng đánh giá các đề xuất bằng hình thức bỏ phiếu theo mẫu M65-ĐGDMTX;
đ) Thư ký khoa học và thư ký hành chính tổng hợp kết quả kiểm phiếu theo mẫu M66-KPDMTX.
Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được đưa vào danh mục trình lãnh đạo phê duyệt để thực hiện nếu trên 3/4 số thành viên Hội đồng có mặt kiến nghị “Thực hiện”.
Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể kiến nghị đặt hàng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng đưa vào danh mục trình Tổng cục trưởng các Tổng cục hoặc Viện trưởng các Viện trực thuộc Bộ phê duyệt để tổ chức thực hiện;
e) Đối với các nhiệm vụ được đề xuất thực hiện, Hội đồng thảo luận cụ thể để biểu quyết thống nhất về tên, mục tiêu, nội dung chính, sản phẩm dự kiến;
g) Đối với các nhiệm vụ đề nghị không thực hiện, Hội đồng thảo luận cụ thể để biểu quyết thống nhất về lý do đề nghị không thực hiện.
7. Kết quả họp Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được ghi thành biên bản theo mẫu M67-BBDMTX.
Điều 43. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
1. Trên cơ sở kết quả họp Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ trình thủ trưởng các Tổng cục, Viện trực thuộc Bộ xem xét, phê duyệt danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo mẫu M68-QĐDMTX.
2. Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được phê duyệt, cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo kết quả và danh mục phê duyệt thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua trang thông tin điện tử của Vụ Khoa học và Công nghệ).
3. Trong thời gian 02 ngày làm việc, Bộ có trách nhiệm trả lời văn bản trên.
a) Trường hợp Bộ không thống nhất danh mục nhiệm vụ trong báo cáo thì cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cùng đơn vị thực hiện hoàn thiện nội dung, gửi báo cáo lại Bộ để thống nhất;
b) Trường hợp Bộ thống nhất với danh mục nhiệm vụ trong báo cáo thì sau khi nhận được văn bản trả lời, trong 01 ngày làm việc cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng gửi Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng đến các đơn vị được giao để thực hiện.
Điều 44. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng
1. Căn cứ danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng đã được phê duyệt, các đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành xây dựng thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng theo mẫu M69-TMNVTX.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi nhận được Quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đơn vị được giao thực hiện phải hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ và gửi về cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Hồ sơ gồm: Công văn của đơn vị được giao thực hiện; thuyết minh của từng nhiệm vụ; biên bản họp Hội đồng cơ sở (nếu có).
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng thành lập Hội đồng tư vấn xét duyệt thuyết minh và dự toán kinh phí nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng;
a) Thành phần Hội đồng như quy định tại
b) Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng tư vấn, đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ có trách nhiệm gửi hồ sơ nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng. Các thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá hồ sơ theo mẫu M70-NXTMTX và gửi về đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ trước ngày họp ít nhất 01 ngày.
4. Phương thức làm việc của Hội đồng thực hiện theo quy định tại
5. Trình tự làm việc của Hội đồng
a) Thư ký Hội đồng công bố quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự trong cuộc họp;
b) Chủ tịch Hội đồng điều hành cuộc họp;
c) Chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày tóm tắt thuyết minh nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi của Hội đồng (nếu có);
d) Các thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá từng thuyết minh nhiệm vụ;
đ) Hội đồng thảo luận, các thành viên Hội đồng bỏ phiếu đánh giá chấm điểm cho các nhiệm vụ bằng phương thức bỏ phiếu kín theo mẫu M71-ĐGTMTX;
e) Thư ký khoa học và thư ký hành chính tổng hợp kết quả theo mẫu M72-BBKPTX;
g) Hội đồng công bố công khai kết quả đánh giá và thông qua biên bản làm việc của Hội đồng theo mẫu M73-BBTMTX;
h) Hội đồng thảo luận thống nhất để kiến nghị xác định kết quả phiên họp với các thông tin cơ bản: Những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng; các sản phẩm chính với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng cần phải đạt (nếu có); các điểm cần chỉnh sửa khác trong nội dung thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng; dự toán kinh phí của nhiệm vụ, kiến nghị về định mức sử dụng lao động.
6. Tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng có trách nhiệm hoàn thiện thuyết minh nhiệm vụ theo ý kiến của Hội đồng trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi họp Hội đồng; hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định, gửi về cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Hồ sơ trình thẩm định được lập thành 04 bộ, gồm:
a) Biên bản họp Hội đồng tư vấn xét duyệt thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng;
b) Thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng đã được chỉnh sửa hoàn thiện và văn bản giải trình của tổ chức, cá nhân về việc tiếp thu ý kiến tại Biên bản Hội đồng;
c) Báo cáo về việc hoàn thiện Thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (vận dụng theo mẫu M32a-BCHTHS).
7. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
a) Trong thời gian 10 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hoàn chỉnh, đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ kiểm tra, gửi đơn vị trong cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng có nhiệm vụ quản lý: Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan (nếu có) để phối hợp thẩm định;
b) Trong thời gian 07 ngày làm việc, các đơn vị nêu tại điểm a, khoản này có trách nhiệm thẩm định và xác định kinh phí thực hiện từng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, gửi đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ để tổng hợp;
c) Trên cơ sở ý kiến thẩm định, đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ tổng hợp, trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng quyết định phê duyệt nội dung, dự toán kinh phí các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng theo mẫu M74-QĐTMTX;
d) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng ký phê duyệt thuyết minh và hợp đồng thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng theo mẫu M75-HĐNVTX.
8. Việc kiểm tra, giám sát việc phê duyệt nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng thực hiện như quy định tại
Điều 45. Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh trong quá trình thực hiện
1. Trong quá trình triển khai thực hiện, đơn vị thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót làm ảnh hưởng đến mục tiêu, nội dung, tiến độ kế hoạch, kết quả của các nhiệm vụ đã được phê duyệt.
2. Chủ nhiệm nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng có trách nhiệm báo cáo đơn vị được giao thực hiện hoặc cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng về tình hình thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
3. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ được chủ động sử dụng, quyết định điều chỉnh dự toán kinh phí đối với kinh phí được giao khoán theo quy định (nếu có).
4. Lãnh đạo cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng xem xét, quyết định điều chỉnh về: Tên nhiệm vụ, chủ nhiệm nhiệm vụ, thời gian thực hiện, kinh phí trên cơ sở văn bản đề xuất của đơn vị thực hiện và ý kiến của đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ.
5. Khi kết thúc nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đơn vị thực hiện, chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả thực hiện trong năm theo thuyết minh và hợp đồng đã được phê duyệt.
Điều 46. Đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
1. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, chủ nhiệm nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng phải nộp báo cáo tổng kết nhiệm vụ theo mẫu M76-BCTKTX và tài liệu kèm theo cho cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng để tổ chức nghiệm thu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng phải thông báo cho đơn vị thực hiện về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì đơn vị thực hiện phải bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
2. Tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
a) Đơn vị thực hiện có trách nhiệm tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu đến cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng bằng cách vận dụng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều này;
b) Kết quả tự đánh giá từng nhiệm vụ vận dụng theo mẫu M78-ĐGKQTX.
3. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng gồm:
a) Công văn đề nghị đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ của đơn vị thực hiện;
b) Báo cáo kết quả thực hiện từng nhiệm vụ;
c) Các sản phẩm khoa học và công nghệ của nhiệm vụ;
d) Bản sao hợp đồng và thuyết minh nhiệm vụ;
đ) Các văn bản xác nhận và tài liệu liên quan đến việc công bố, xuất bản, đào tạo, tiếp nhận và sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có);
e) Các số liệu (điều tra, khảo sát, phân tích…) của nhiệm vụ;
g) Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của nhiệm vụ;
h) Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ;
i) Các tài liệu khác (nếu có).
4. Phiên họp của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu
a) Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị nghiệm thu, trong thời hạn 05 ngày làm việc, đơn vị chức năng quản lý khoa học và công nghệ trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
Thành phần Hội đồng như quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 44;
b) Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu được gửi đến các thành viên Hội đồng trước phiên họp ít nhất 05 ngày làm việc kèm theo phiếu nhận xét theo mẫu M77-NXKQTX;
c) Phương thức làm việc của Hội đồng thực hiện theo quy định tại
d. Trình tự làm việc của Hội đồng:
Thư ký công bố quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần và đại biểu tham dự;
Chủ tịch Hội đồng thống nhất và thông qua nội dung làm việc của Hội đồng;
Chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, báo cáo về kết quả, sản phẩm khoa học và công nghệ, báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ;
Các thành viên Hội đồng nêu câu hỏi đối với chủ nhiệm nhiệm vụ về kết quả và các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ. Chủ nhiệm nhiệm vụ và các cá nhân có liên quan trả lời các câu hỏi của Hội đồng (nếu có);
Các thành viên Hội đồng nhận xét đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ; thư ký trình bày phiếu nhận xét của thành viên vắng mặt (nếu có); các thành viên Hội đồng nêu ý kiến trao đổi về kết quả nhiệm vụ;
Các thành viên Hội đồng đánh giá xếp loại nhiệm vụ thông qua phiếu theo mẫu M78-ĐGKQTX;
Chủ tịch Hội đồng dự thảo kết luận đánh giá của Hội đồng theo mẫu B61-BBNTTX. Trường hợp Hội đồng đánh giá xếp loại “Không đạt” cần xác định cụ thể những kết quả đã thực hiện theo hợp đồng để cơ quan quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng xem xét xử lý theo quy định. Hội đồng thảo luận thống nhất từng nội dung kết luận và thông qua biên bản tại cuộc họp.
5. Nội dung đánh giá và yêu cầu đối với sản phẩm của nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
a) Đánh giá về báo cáo tổng hợp: Đánh giá tính đầy đủ, rõ ràng, xác thực và logic của báo cáo tổng hợp (phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng, …) và tài liệu cần thiết kèm theo (các tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, sản phẩm trung gian, tài liệu được trích dẫn);
b) Đánh giá về số lượng, chất lượng sản phẩm của nhiệm vụ so với thuyết minh được phê duyệt;
c) Yêu cầu cần đạt đối với báo cáo tổng hợp theo mẫu M76-BCTKTX
Tổng quan được các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến nhiệm vụ; số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy, xác thực, cập nhật; nội dung báo cáo là toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày theo kết cấu hệ thống và logic khoa học; các luận cứ khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn giải đáp những vấn đề nghiên cứu đặt ra, phản ánh trung thực kết quả nhiệm vụ; kết cấu nội dung hợp lý, văn phong khoa học.
6. Đánh giá và xếp loại
a) Mỗi sản phẩm của nhiệm vụ được đánh giá trên các tiêu chí về số lượng và chất lượng sản phẩm theo 03 mức: “Xuất sắc” khi vượt mức so với đặt hàng; “Đạt” khi đáp ứng đúng, đủ yêu cầu theo đặt hàng; “Không đạt” khi không đáp ứng đúng, đủ yêu cầu theo đặt hàng;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá theo 03 mức: “Xuất sắc” khi báo cáo tổng hợp đã hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu; “Đạt” khi báo cáo tổng hợp cần chỉnh sửa, bổ sung và có thể hoàn thiện; “Không đạt” khi không thuộc các trường hợp trên;
c) Đánh giá chung nhiệm vụ theo 03 mức: “Xuất sắc” khi tất cả tiêu chí về sản phẩm đều đạt mức ‘Xuất sắc” và Báo cáo tổng hợp đạt mức “Đạt” trở lên; đánh giá “Đạt” khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu: Tất cả các tiêu chí về chất lượng, chủng loại sản phẩm ở mức “Đạt” trở lên; ít nhất 3/4 tiêu chí về số lượng sản phẩm ở mức “Đạt” trở lên (những sản phẩm không đạt về số lượng thì vẫn phải đảm bảo đạt ít nhất 3/4 so với đặt hàng), báo cáo tổng hợp đạt mức “Đạt” trở lên; “Không đạt” khi không thuộc hai trường hợp trên hoặc nộp hồ sơ chậm quá 60 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng;
d) Đánh giá, xếp loại của Hội đồng: “Xuất sắc” nếu nhiệm vụ có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng có mặt nhất trí đánh giá mức “Xuất sắc” và không có thành viên đánh giá ở mức “Không đạt”; đánh giá "Không đạt" nếu nhiệm vụ có nhiều hơn 1/3 số thành viên Hội đồng có mặt đánh giá mức ”Không đạt”; đánh giá “Đạt” nếu nhiệm vụ không thuộc hai trường hợp trên.
7. Xử lý kết quả nghiệm thu
a) Trường hợp kết quả nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng được đánh giá xếp loại ở mức “Đạt” trở lên: Trong thời hạn 30 ngày sau khi có kết quả nghiệm thu, chủ nhiệm nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, gồm: Báo cáo tổng hợp, các sản phẩm khoa học và công nghệ và tài liệu liên quan gửi về cơ quan quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng để kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu của nhiệm vụ;
b) Trường hợp kết quả nhiệm vụ xếp loại ở mức “Không đạt”:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi có kết quả nghiệm thu, đơn vị thực hiện, chủ nhiệm có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo và các sản phẩm kèm theo, gửi về đơn vị quản lý trực tiếp nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng để tổ chức đánh giá, nghiệm thu lại;
Việc nghiệm thu đánh giá lại thực hiện theo quy định tại Điều này nhưng không quá 01 lần đối với mỗi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Trong trường hợp đánh giá, nghiệm thu lại lần 02 mà nhiệm vụ vẫn “Không đạt” thì sẽ đình chỉ thực hiện và chấm dứt hợp đồng và xác định bồi thường theo quy định;
Chi phí cho việc hoàn thiện các nội dung đã được phê duyệt và ký hợp đồng; chi phí đánh giá, nghiệm thu lại do đơn vị thực hiện và chủ nhiệm nhiệm vụ chịu trách nhiệm.
Điều 47. Đăng ký, lưu giữ, công bố, chuyển giao kết quả nghiên cứu và ứng dụng
Đăng ký, lưu giữ, công bố, chuyển giao và ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng: Việc đăng ký, lưu giữ, công bố, chuyển giao và ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại các
1. Khi kết thúc nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đơn vị thực hiện, chủ nhiệm nhiệm vụ phải nộp báo cáo quyết toán cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc thanh lý hợp đồng được tiến hành trước khi có kết quả quyết toán và tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ đã thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại
Thông tư 26/2018/TT-BTNMT quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 5. Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 6. Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 7. Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan đề xuất đặt hàng
- Điều 9. Trách nhiệm chuyên gia tư vấn độc lập
- Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức chủ trì
- Điều 11. Trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ
- Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận kết quả nhiệm vụ
- Điều 13. Căn cứ để xây dựng đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
- Điều 14. Đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 15. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 16. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 17. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất
- Điều 18. Thông báo và hồ sơ tham gia tuyển chọn, xét giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 19. Trình tự xét duyệt hồ sơ nhiệm vụ thực hiện theo hình thức tuyển chọn và giao trực tiếp
- Điều 20. Trình tự thẩm định nội dung và kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 21. Phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 22. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 23. Điều chỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 24. Chấm dứt Hợp đồng nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 25. Tự đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 26. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
- Điều 27. Nộp hồ sơ đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
- Điều 28. Đánh giá, nghiệm thu kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ
- Điều 29. Xử lý kết quả nghiệm thu cấp bộ
- Điều 30. Đăng ký, lưu giữ, công bố, chuyển giao sản phẩm và ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Điều 31. Công nhận kết quả, thanh lý hợp đồng và xử lý tài sản
- Điều 32. Cơ sở đề xuất
- Điều 33. Trình tự đề xuất
- Điều 34. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 35. Trình tự tuyển chọn, xét giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
- Điều 36. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng
- Điều 37. Kiểm tra, giám sát thực hiện và điều chỉnh thuyết minh, hợp đồng
- Điều 38. Đánh giá, nghiệm thu, đăng ký, lưu giữ, công bố, chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Điều 39. Công nhận kết quả, thanh lý hợp đồng và xử lý tài sản
- Điều 40. Cơ sở đề xuất
- Điều 41. Trình tự đề xuất
- Điều 42. Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
- Điều 43. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
- Điều 44. Thẩm định, phê duyệt thuyết minh và ký hợp đồng
- Điều 45. Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh trong quá trình thực hiện
- Điều 46. Đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
- Điều 47. Đăng ký, lưu giữ, công bố, chuyển giao kết quả nghiên cứu và ứng dụng
- Điều 48. Thanh lý hợp đồng