Chương 1 Quyết định 29/2008/QĐ-BGTVT về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định này quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Quyết định này áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài chỉ áp dụng khi có những quy định cụ thể trong Quyết định này.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải thực hiện các quy định của Quyết định này, pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của các nước nơi tàu đến.
Điều 4. Quốc kỳ trên tàu biển Việt Nam
1. Bảo vệ và giữ gìn sự tôn nghiêm của Quốc kỳ là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thuyền viên.
2. Quốc kỳ phải được treo đúng nơi quy định. Khi tàu hành trình hoặc khi neo đậu, Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột phía lái. Đối với tàu không có cột lái, Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính. Hàng ngày, Quốc kỳ được kéo lên vào lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn. Về mùa đông, những ngày có sương mù, Quốc kỳ được kéo lên vào thời điểm có thể nhìn thấy được. Quốc kỳ được kéo lên sớm hơn hoặc hạ xuống muộn hơn thời gian quy định trong những trường hợp sau đây:
a) Tàu vào, rời cảng;
b) Gặp tàu quân sự hoặc tàu Việt Nam khi 2 tàu nhìn thấy nhau.
3. Việc kéo và hạ Quốc kỳ do thủy thủ trực ca thực hiện theo lệnh của sỹ quan trực ca boong.
4. Khi có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ ở trên tàu, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được phép hạ xuống khi các vị khách nói trên đã rời khỏi tàu.
5. Trong những ngày lễ lớn hay những ngày có chỉ thị đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, Quốc kỳ phải được kéo lên theo nghi lễ chào cờ. Khi tàu hành trình trên biển và trong điều kiện thời tiết cho phép, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm Quốc kỳ ở đỉnh cột chính.
6. Khi tàu neo, đậu ở cảng nước ngoài, Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được kéo lên trước và hạ xuống sau Quốc kỳ của nước có cảng mà tàu đang đậu.
7. Khi hành trình trong lãnh hải hoặc vào, rời hay neo đậu trong vùng nước cảng biển nước ngoài, tàu phải treo Quốc kỳ nước đó ở cột chính của tàu.
8. Quốc kỳ phải được treo ở trạng thái mở. Trong ngày quốc tang, Quốc kỳ phải được treo theo nghi thức tang lễ.
Điều 5. Cờ lễ trên tàu biển Việt Nam
Việc trang hoàng cờ lễ khi tàu neo, đậu ở cảng phải theo nghi thức sau đây:
1. Nghi thức vào ngày lễ lớn: treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột lái của tàu qua xà ngang các cột trước và cột chính. Ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái đều treo Quốc kỳ, cột mũi treo cờ hiệu chủ tàu. Nếu tàu đang bốc dỡ hàng hoá thì phải trang trí sao cho không bị ảnh hưởng đến công việc bốc dỡ hàng hoá của tàu;
2. Nghi thức vào ngày lễ khác: treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột trước, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái. Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái;
3. Việc dùng cờ hiệu hàng hải quốc tế để trang hoàng phải chọn cờ có kích thước, màu sắc phù hợp để dây cờ đẹp, trang nghiêm;
4. Không được sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ chức vụ và cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ.
Khi có các vị khách quy định tại
1. Trường hợp có thông báo trước, thuyền trưởng phải lệnh cho tất cả thuyền viên mặc trang phục chỉnh tề theo nghi thức ngày lễ, đứng xếp hàng dọc theo hành lang đầu cầu thang, thuyền trưởng phải có mặt tại chân cầu thang để đón khách lên tàu;
2. Trường hợp không được báo trước, sỹ quan trực ca boong phải đón chào các vị khách tại chân cầu thang, đồng thời báo cho thuyền trưởng đến tiếp khách.
Quyết định 29/2008/QĐ-BGTVT về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 29/2008/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/12/2008
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 17/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật
- Điều 4. Quốc kỳ trên tàu biển Việt Nam
- Điều 5. Cờ lễ trên tàu biển Việt Nam
- Điều 6. Đón khách thăm tàu
- Điều 8. Nhiệm vụ của thuyền trưởng
- Điều 9. Nhiệm vụ của đại phó
- Điều 10. Nhiệm vụ của máy trưởng
- Điều 11. Nhiệm vụ của máy hai
- Điều 12. Nhiệm vụ của phó hai
- Điều 13. Nhiệm vụ của phó ba
- Điều 14. Nhiệm vụ của máy ba
- Điều 15. Nhiệm vụ máy tư
- Điều 16. Nhiệm vụ của thuyền phó hành khách
- Điều 17. Nhiệm vụ của sỹ quan vô tuyến điện
- Điều 18. Nhiệm vụ của sỹ quan điện
- Điều 19. Nhiệm vụ của sỹ quan an ninh tàu biển
- Điều 20. Nhiệm vụ của sỹ quan máy lạnh
- Điều 21. Nhiệm vụ của thuỷ thủ trưởng
- Điều 22. Nhiệm vụ của thuỷ thủ phó
- Điều 23. Nhiệm vụ của thủy thủ
- Điều 24. Nhiệm vụ của thợ máy chính
- Điều 25. Nhiệm vụ của thợ máy
- Điều 26. Nhiệm vụ của thợ điện
- Điều 27. Nhiệm vụ của nhân viên vô tuyến điện
- Điều 28. Nhiệm vụ của quản trị
- Điều 29. Nhiệm vụ của bác sỹ hoặc nhân viên y tế
- Điều 30. Nhiệm vụ của phục vụ viên
- Điều 31. Nhiệm vụ của bếp trưởng
- Điều 32. Nhiệm vụ của cấp dưỡng
- Điều 33. Nhiệm vụ của tổ trưởng phục vụ hành khách
- Điều 34. Nhiệm vụ của nhân viên phục vụ hành khách
- Điều 35. Nhiệm vụ của tổ trưởng phục vụ bàn
- Điều 36. Nhiệm vụ của nhân viên phục vụ bàn
- Điều 37. Nhiệm vụ của quản lý kho hành lý
- Điều 38. Nhiệm vụ của thợ giặt là
- Điều 39. Nhiệm vụ của kế toán
- Điều 40. Nhiệm vụ của thủ quỹ
- Điều 41. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng
- Điều 42. Nhiệm vụ của nhân viên bán vé
- Điều 43. Nhiệm vụ của trật tự viên
- Điều 44. Nhiệm vụ của thợ máy lạnh
- Điều 45. Nhiệm vụ của thợ bơm
- Điều 46. Trực ca của thuyền viên
- Điều 47. Trang phục khi trực ca
- Điều 48. Thẩm quyền cho phép người lạ lên tàu
- Điều 49. Nhiệm vụ của sỹ quan trực ca boong
- Điều 50. Nhiệm vụ của sỹ quan trực ca máy
- Điều 51. Nhiệm vụ của thủy thủ trực ca
- Điều 52. Nhiệm vụ của thợ máy trực ca
- Điều 53. Nhiệm vụ của thợ điện trực ca
- Điều 54. Nhiệm vụ của nhân viên vô tuyến điện trực ca
- Điều 55. Phân công nhiệm vụ và hướng dẫn trong tình huống khẩn cấp
- Điều 56. Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động
- Điều 57. Tín hiệu báo động trên tàu
- Điều 58. Thực hành diễn tập
- Điều 59. Sử dụng xuồng cứu sinh
- Điều 60. Sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
- Điều 61. Sử dụng các buồng và phòng trên tàu
- Điều 62. Giờ ăn và phòng ăn trên tàu
- Điều 63. Nghỉ bù, đi bờ và nghỉ phe´p của thuyền viên
- Điều 64. Đăng ký thuyền viên và cấp Sổ Thuyền viên
- Điều 65. Tổ chức đăng ký thuyền viên
- Điều 66. Trách nhiệm của người được cấp Sổ Thuyền viên
- Điều 67. Trách nhiệm của tổ chức quản lý thuyền viên và thuyền trưởng
- Điều 68. Thủ tục đăng ký và cấp Sổ Thuyền viên
- Điều 69. Cấp lại Sổ Thuyền viên