Chương 5 Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại
KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, PHÁ SẢN, GIẢI THỂ THANH LÝ
Điều 89. Báo cáo khó khăn về khả năng chi trả
Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, ngân hàng phải báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước về thực trạng tài chính, nguyên nhân và biện pháp đã áp dụng, biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục.
Điều 90. Áp dụng kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng có thể được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong những trường hợp sau:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
c) Số lỗ lũy kế của ngân hàng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán và quy định cụ thể những trường hợp được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Điều 91. Quyết định kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ báo cáo của ngân hàng quy định tại
2. Quyết định đặt ngân hàng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt gồm những nội dung sau:
a) Tên của ngân hàng được kiểm soát đặc biệt;
b) Lý do kiểm soát đặc biệt;
c) Họ, tên thành viên và nhiệm vụ cụ thể của Ban Kiểm soát đặc biệt;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.
3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được Ngân hàng Nhà nước thông báo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan hữu quan có liên quan trên địa bàn để phối hợp. Quyết định này không được công khai trước công chúng.
Điều 92. Ban Kiểm soát đặc biệt
1. Ban Kiểm soát đặc biệt được thành lập theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng ban do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ban Kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo quy định tại Điều 94 Luật các Tổ chức tín dụng.
2. Trưởng Ban Kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn đã quy định; chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến quá trình kiểm soát đặc biệt ngân hàng; chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc điều hành Ban Kiểm soát đặc biệt và các quyết định liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt ngân hàng.
3. Ban Kiểm soát đặc biệt phải có tối thiểu 03 thành viên, thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước;
b) Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;
c) Có tối thiểu 03 năm công tác trong ngành ngân hàng;
d) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng được kiểm soát đặc biệt.
4. Các thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt thực hiện công việc theo sự phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về việc thực thi nhiệm vụ của mình. Việc thay thế thành viên Ban Kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
5. Trường hợp cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ định một ngân hàng khác tham gia kiểm soát đặc biệt ngân hàng và chỉ định cán bộ của ngân hàng đó tham gia vào Ban Kiểm soát đặc biệt.
1. Xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động trình Ban Kiểm soát đặc biệt thông qua và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó.
2. Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật trừ trường hợp bị đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát ngân hàng.
3. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng trước, trong và sau giai đoạn kiểm soát đặc biệt.
4. Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của Ban Kiểm soát đặc biệt.
5. Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ban Kiểm soát đặc biệt.
6. Thực hiện chế độ tiết giảm đến mức thấp nhất chi tiêu tài chính nhằm giảm bớt tổn thất về tài chính.
7. Bố trí địa điểm, phương tiện làm việc do Ban Kiểm soát đặc biệt.
Điều 94. Kết thúc kiểm soát đặc biệt
1. Việc kiểm soát đặc biệt được kết thúc trong trường hợp sau:
a) Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được gia hạn hoặc ngân hàng không có khả năng giải quyết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiểm soát đặc biệt và Ngân hàng Nhà nước quyết định thu hồi giấy phép hoạt động;
b) Ngân hàng đã khắc phục được các nguyên nhân gây nên tình trạng kiểm soát đặc biệt và trở lại hoạt động bình thường;
c) Trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng được tổ chức lại theo các quy định của pháp luật;
d) Ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản và không có khả năng phục hồi hoạt động, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định kết thúc kiểm soát đặc biệt. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan có liên quan.
MỤC 2. PHÁ SẢN, GIẢI THỂ, THANH LÝ
Việc phá sản ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
Điều 96. Các trường hợp giải thể ngân hàng
1. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; trong trường hợp này, tối thiểu 180 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động, ngân hàng phải có đơn đề nghị gửi Ngân hàng Nhà nước.
2. Hết thời hạn hoạt động nhưng không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
3. Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, trong các trường hợp sau:
a) Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ khoản 1 Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng;
b) Khi không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật các tổ chức tín dụng;
c) Ngừng hoạt động trong thời gian liên tục 12 tháng.
1. Trong trường hợp ngân hàng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý ngân hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Khi giải thể theo quy định tại
3. Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý do ngân hàng bị thanh lý chịu.
Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Thương mại
- Số hiệu: 59/2009/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 16/07/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 375 đến số 376
- Ngày hiệu lực: 15/09/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Sử dụng thuật ngữ “ngân hàng”
- Điều 4. Áp dụng quy phạm pháp luật
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Người đại diện theo pháp luật.
- Điều 7. Cơ chế ủy quyền, phân công nội bộ
- Điều 8. Kiểm tra, thanh tra ngân hàng
- Điều 9. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 10. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
- Điều 11. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
- Điều 12. Các quy định khác
- Điều 16. Hội đồng quản trị và cơ cấu Hội đồng quản trị
- Điều 17. Ban Kiểm soát và cơ cấu Ban Kiểm soát
- Điều 18. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
- Điều 19. Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
- Điều 20. Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ
- Điều 21. Tiêu chuẩn và điều kiện để được bầu, bổ nhiệm
- Điều 22. Tiêu chuẩn, điều kiện về tính độc lập của thành viên Hội đồng quản trị độc lập
- Điều 23. Đương nhiên mất tư cách
- Điều 24. Bãi nhiệm, miễn nhiệm
- Điều 25. Đình chỉ, tạm đình chỉ
- Điều 26. Yêu cầu về chuẩn y việc bầu, bổ nhiệm
- Điều 27. Công khai các lợi ích có liên quan
- Điều 28. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, người điều hành, Giám đốc chi nhánh, Giám đốc Sở Giao dịch, Giám đốc công ty trực thuộc, Giám đốc đơn vị sự nghiệp
- Điều 29. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc.
- Điều 30. Các loại cổ phần, cổ đông
- Điều 31. Quyền của cổ đông
- Điều 32. Nghĩa vụ của cổ đông
- Điều 33. Sổ đăng ký cổ đông và xác lập danh sách cổ đông
- Điều 34. Tỷ lệ sở hữu cổ phần
- Điều 35. Cổ phiếu
- Điều 36. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
- Điều 37. Phát hành trái phiếu
- Điều 38. Trả cổ tức
- Điều 39. Mua cổ phần, trái phiếu
- Điều 40. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của ngân hàng
- Điều 41. Đại hội đồng cổ đông
- Điều 42. Họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 43. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Điều 44. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 45. Yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông
- Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 49. Họp Hội đồng quản trị\
- Điều 50. Biên bản họp Hội đồng quản trị
- Điều 51. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản
- Điều 52. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát
- Điều 53. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Kiểm soát
- Điều 54. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát
- Điều 55. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc
- Điều 56. Quyền của chủ sở hữu
- Điều 57. Nghĩa vụ của chủ sở hữu
- Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 59. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 60. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 61. Họp Hội đồng quản trị và Biên bản họp Hội đồng quản trị
- Điều 62. Lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản
- Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát
- Điều 64. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban Kiểm soát
- Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Ban Kiểm soát
- Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc
- Điều 68. Quyền của thành viên góp vốn
- Điều 69. Nghĩa vụ của thành viên góp vốn
- Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị.
- Điều 71. Sổ đăng ký thành viên
- Điều 72. Cuộc họp Hội đồng quản trị
- Điều 73. Lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị bằng văn bản
- Điều 74. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm soát
- Điều 75. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc
- Điều 76. Tổ chức quản lý ngân hàng 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 77. Tổ chức quản lý ngân hàng 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Điều 78. Những nghiệp vụ được phép hoạt động
- Điều 79. Những quy trình, chính sách cần thiết trong quá trình hoạt động
- Điều 80. Thay đổi vốn điều lệ
- Điều 81. Chế độ tài chính
- Điều 82. Báo cáo
- Điều 83. Công khai báo cáo tài chính
- Điều 84. Thông tin
- Điều 85. Bảo mật thông tin
- Điều 86. Kiểm toán độc lập