Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/1998/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 1998 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
PHẠM VI ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Điều 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm :
1. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ : Doanh nghiệp nhà nước; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã; tổ hợp tác; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
2. Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
a) Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh;
b) Hộ cá thể;
c) Cá nhân hành nghề độc lập : Bác sỹ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sỹ, kiến trúc sư, nhạc sỹ và cá nhân hành nghề độc lập khác;
d) Cá nhân cho thuê tài sản như nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác;
3. Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài ở Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài bao gồm các hình thức sau :
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hóa, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên;
b) Địa điểm xây dựng; công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp; các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
c) Cơ sở cung cấp các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho mình hay một đối tượng khác;
d) Đại lý cho công ty nước ngoài;
đ) Đại diện ở Việt Nam trong các trường hợp :
Có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài.
Không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
4. Cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trừ hộ gia đình, cá nhân nông dân quy định tại
Điều 3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo Điều 8 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau :
2. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là doanh thu của hàng hóa bán tính theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm.
3. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng doanh thu tính thuế theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng.
4. Đối với sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.
5. Đối với gia công hàng hóa là tiền thu về gia công bao gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
7. Đối với hoạt động tín dụng là tiền lãi cho vay thực thu được trong kỳ tính thuế.
8. Đối với hoạt động khác do Bộ Tài chính quy định.
Điều 4. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm :
1. Khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh. Mức trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính quy định.
2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ, được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.
3. Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, tiền ăn giữa ca :
a) Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước theo chế độ hiện hành.
b) Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh khác theo hợp đồng lao động. Nếu chưa thực hiện chế độ hợp đồng lao động thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động được tính vào chi phí để tính thu nhập chịu thuế căn cứ vào mức tiền lương, tiền công bình quân của ngành nghề tại địa phương.
Không được tính vào chi phí tiền lương, tiền công các khoản chi phí sau :
Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Tiền lương, tiền công của sáng lập viên các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
c) Chi phí tiền ăn giữa ca cho người lao động.
4. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng kiến, cải tiến; tài trợ cho giáo dục; y tế; đào tạo lao động theo chế độ quy định.
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài : điện , nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê tài sản cố định, kiểm toán, bảo hiểm tài sản, chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật.
8. Trích các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các loại chứng khoán trong hoạt động tài chính và dự phòng các khoản thu khó đòi.
9. Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.
10. Chi về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bao gồm : chi bao gói, vận chuyển, bốc vác, thuê kho, bãi, bảo hành sản phẩm.
11. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 7% tổng số chi phí. Đối với hoạt động thương nghiệp tổng chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hóa bán ra.
Bộ Tài chính hướng dẫn mức khống chế khoản chi phí này phù hợp với từng ngành nghề.
12. Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) bao gồm :
Thuế xuất khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế giá trị gia tăng (đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng); thuế môn bài; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế nhà đất;
Lệ phí đường, phí qua cầu, qua phà, lệ phí sân bay, lệ phí chứng thư...;
Tiền thuê đất.
13. Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở Việt Nam theo tỷ lệ doanh thu của cơ sở thường trú so với tổng doanh thu công ty ở nước ngoài.
Điều 6. Không tính vào chi phí hợp lý các khoản chi phí sau :
1. Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi như : trích trước về sửa chữa lớn, phí bảo hành sản phẩm hàng hóa, công trình xây dựng và các khoản trích trước khác;
2. Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp;
3. Các khoản tiền phạt như phạt vi phạm hợp đồng, phạt vi phạm luật giao thông, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vi phạm về kế toán thống kê, phạt vi phạm hành chính về thuế và các khoản phạt khác;
4. Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế;
5. Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ như chi phí sự nghiệp; chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, khó khăn đột xuất ...
Điều 7. Các khoản thu nhập chịu thuế khác bao gồm :
1. Chênh lệch về mua, bán chứng khoán;
2. Thu nhập về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản :
a) Thu nhập về cho thuê tài sản.
b) Thu nhập từ việc cho sử dụng hoặc quyền sở hữu trí tuệ.
c) Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
3. Lãi từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản;
4. Lãi tiền gửi, cho vay vốn;
5. Chênh lệch do bán ngoại tệ;
7. Thu các khoản thu khó đòi đã xóa sổ kế toán nay đòi được;
8. Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;
9. Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra;
10. Các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.
Trường hợp nhận được khoản thu nhập đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài thì cơ sở kinh doanh phải xác định số thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập ở nước ngoài để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xác định số thuế thu nhập cả năm sẽ được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho khoản thu nhập nhận được đó;
11. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu, sau khi đã trừ các khoản chi phí theo quy định của Bộ Tài chính để tạo ra khoản thu nhập đó;
12. Các khoản thu nhập khác.
Điều 8. Cơ sở kinh doanh nhận thu nhập do cơ sở kinh doanh nhận góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết kinh tế chia cho (sau khi đã nộp thuế) thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập đó nhưng phải gộp vào phần thu nhập sau thuế để xác định thuế thu nhập bổ sung.
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dầu khí theo quy định của Chính phủ.
Điều 9. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau :
Khai thác mỏ, khoáng sản, lâm sản và thủy sản;
Luyện kim; sản xuất sản phẩm cơ khí;
Sản xuất hóa chất cơ bản, phân bón, thuốc trừ sâu;
Sản xuất vật liệu xây dựng (trừ sản xuất xi măng);
Xây dựng (trừ khảo sát, thiết kế, tư vấn, giám sát);
Vận tải (trừ vận tải hàng không, vận tải taxi);
Tạm thời chưa thu thuế thu nhập bổ sung đối với các trường hợp sau :
Đối với cơ sở kinh doanh được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% trong thời hạn 3 năm kể từ khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành theo khoản 2, Điều này.
Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%; 20%; 15% theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này.
Cơ sở sản xuất xuất khẩu trên 50% sản phẩm sản xuất ra hoặc có doanh thu xuất khẩu chiếm trên 50% tổng doanh thu;
4. Đối với các dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ được áp dụng thuế suất 25%;
5. Các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi đầu tư, nếu đầu tư vào các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo, vùng có khó khăn theo quy định của Chính phủ được áp dụng thuế suất là 20%; nếu đầu tư vào các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao theo quy định của Chính phủ được áp dụng thuế suất là 15%.
Điều 10. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau :
1. Thuế suất chung là 25%.
2. áp dụng mức thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các dự án đầu tư có một trong các tiêu chuẩn sau :
a) Xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm.
b) Sử dụng từ 500 lao động trở lên.
c) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản.
d) Sử dụng công nghệ tiên tiến, đầu tư vào nghiên cứu phát triển.
đ) Sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư sẵn có tại Việt Nam; chế biến, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam; sản xuất sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao ...
3. áp dụng mức thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các dự án đầu tư có một trong các tiêu chuẩn sau :
a) Xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm.
b) Đầu tư vào lĩnh vực luyện kim, hóa chất cơ bản, cơ khí chế tạo, hóa dầu, phân bón, sản xuất linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, xe máy.
c) Xây dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng (cầu, đường, cấp thoát nước, điện, xây dựng bến cảng...).
d) Trồng cây công nghiệp lâu năm.
đ) Đầu tư vào vùng có khó khăn (kể cả dự án khách sạn).
e) Chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động (kể cả dự án khách sạn).
g) Các dự án có hai tiêu chuẩn trong khoản 2 Điều này.
4. áp dụng mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, kể từ khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các dự án :
a) Xây dựng kết cấu hạ tầng tại vùng khó khăn.
b) Đầu tư vào miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
c) Trồng rừng.
d) Các dự án thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư khác.
5. Đối với các dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT, dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất thì mức thuế suất ưu đãi 20%, 15%, 10% áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án.
6. Các thuế suất nêu tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này không áp dụng đối với các dự án khách sạn (trừ trường hợp đầu tư vào vùng khó khăn, miền núi, hải đảo, chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam), các dự án tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cung cấp dịch vụ, thương mại.
Điều 11. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là 50%; khai thác tài nguyên quý hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Bộ Tài chính quyết định cụ thể đối với từng dự án đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư quyết định cụ thể đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính.
Thuế suất thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài áp dụng như sau :
a) Mức 5% áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để hợp doanh từ 10 triệu USD trở lên và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước;
b) Mức 7% áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để hợp doanh từ 5 triệu USD đến dưới 10 triệu USD;
c) Mức 10% áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn pháp định hoặc vốn để hợp doanh dưới 5 triệu USD.
ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ
Điều 13. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với việc đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng. Thủ tục đăng ký thuế theo Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.
Điều 14. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 25 của tháng 1 hàng năm. Mẫu tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định. Nếu việc kê khai thuế tạm nộp cả năm của cơ sở kinh doanh không có căn cứ thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tạm nộp từng quý và cả năm.
Điều 15. Việc điều chỉnh số thuế thu nhập tạm nộp hàng quý và cả năm chỉ trong trường hợp có sự thay đổi lớn về sản xuất, kinh doanh. Cơ quan thuế nhận được đề nghị điều chỉnh số thuế tạm nộp hàng quý và cả năm của cơ sở kinh doanh, phải xem xét nếu đúng có sự thay đổi lớn về sản xuất, kinh doanh, về số thuế thu nhập tạm nộp, phải thông báo để điều chỉnh lại số tạm nộp cho phù hợp.
Điều 16. Tổng cục Thuế hướng dẫn việc kê khai khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập chịu thuế áp dụng trên doanh thu đối với cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo khoản 2 Điều 12 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, giữa các huyện trong cùng tỉnh, thành phố và giữa các huyện giáp ranh của hai tỉnh, thành phố.
Điều 17. Việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau :
1. Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày cuối quý.
2. Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì tính thuế theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu, phải nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
3. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và nộp vào ngân sách nhà nước cùng thời điểm chuyển trả tiền cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 18. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính và nộp bằng đồng Việt Nam.
Điều 19. Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo năm tài chính đó.
Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản :
1. Doanh thu.
2. Chi phí hợp lý.
3. Thu nhập chịu thuế.
4. Số thuế thu nhập phải nộp.
5. Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm.
6. Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài.
7. Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa.
Điều 20. Cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính; nộp đầy đủ số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Điều 21. Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh vẫn phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.
Điều 22. Sau khi nhận được báo cáo quyết toán thuế, cơ quan thuế phải xem xét kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết, được phép tiến hành kiểm tra tại cơ sở kinh doanh. Kết thúc kiểm tra phải có biên bản và kiến nghị biện pháp xử lý.
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thực hiện theo biên bản kiểm tra của cơ quan thuế.
Điều 23. Trong quá trình kiểm tra quyết toán thuế, nếu phát hiện giá mua, giá bán, chi phí kinh doanh của cơ sở kinh doanh không hợp lý, cơ quan thuế có quyền xác định lại theo giá thị trường trong và ngoài nước để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 24. Cơ quan thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Thông báo cho cơ sở kinh doanh về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế theo đúng quy định. Nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo mà cơ sở kinh doanh chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số thuế và số tiền phạt chậm nộp; nếu cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện các biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt thì chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh.
4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế.
5. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế.
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
Điều 25. Cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế đối với cơ sở kinh doanh trong các trường hợp sau :
1. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
2. Không kê khai hoặc kê khai không đúng các căn cứ để tính thuế hoặc không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai theo yêu cầu của cơ quan thuế.
3. Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế.
4. Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.
Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định thu nhập chịu thuế.
MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Điều 26. Cơ sở sản xuất trong nước mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong thời gian 2 năm tiếp theo. Trường hợp cơ sở sản xuất thành lập ở miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn khác thời gian giảm thuế được kéo dài thêm 2 năm nữa.
Điều 27. Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ được miễn thuế, giảm thuế như sau :
1. Đầu tư ở những huyện ngoài vùng miền núi, hải đảo và các vùng có khó khăn khác được miễn thuế thu nhập 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo.
2. Đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 9 năm tiếp theo.
3. Đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 7 năm tiếp theo.
4. Đầu tư ở những vùng khó khăn được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 3 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo.
Điều 28. Cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ được miễn thuế, giảm thuế như sau :
1. Đầu tư ở những huyện ngoài vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng có khó khăn khác được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
2. Đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 5 năm tiếp theo.
3. Đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 2 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 4 năm tiếp theo.
4. Đầu tư ở những vùng khó khăn được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 1 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong thời hạn 3 năm tiếp theo.
Điều 29. Cơ sở sản xuất trong nước đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp 2 năm tiếp theo do đầu tư mới mang lại.
Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại được miễn thuế, giảm thuế.
Điều 30. Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn khác được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
Điều 31. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập của các cơ sở kinh doanh trong nước như sau :
1. Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học.
2. Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
3. Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật.
4. Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
Điều 32. Việc miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam áp dụng như sau :
1. Các dự án ghi tại
2. Các dự án ghi tại
3. Các dự án ghi tại
4. Các dự án trồng rừng và các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng tại miền núi, hải đảo và các dự án khác đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế thu nhập trong thời hạn 8 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
5. Việc miễn thuế, giảm thuế thu nhập trên đây không áp dụng đối với các dự án khách sạn (trừ trường hợp đầu tư vào miền núi, hải đảo và vùng có khó khăn hoặc chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời gian hoạt động), các dự án đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cung cấp dịch vụ, thương mại.
Điều 33. Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp sau :
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được giảm 20% số thuế thu nhập phải nộp, trừ trường hợp được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập là 10%.
2. Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật dùng để góp vốn pháp định.
3. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối. Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng phần vốn góp cho các doanh nghiệp Việt Nam khác.
Tái đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư nêu tại
Vốn tái đầu tư được sử dụng 3 năm trở lên.
Đã góp đủ vốn pháp định ghi trong giấy phép đầu tư.
2. Mức hoàn thuế thu nhập do tái đầu tư như sau :
100% đối với các dự án quy định tại
75% đối với các dự án quy định tại
50% đối với các dự án quy định tại
3. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ để xét hoàn thuế thu nhập và quyết định hoàn thuế thu nhập.
Điều 35. Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ và số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập bằng mức chi phí tăng thêm cho lao động nữ.
Bộ Tài chính quy định chi tiết các khoản chi phí tăng thêm cho lao động nữ quy định tại Điều này.
Điều 36. Việc miễn thuế, giảm thuế chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đúng chế độ kế toán và nộp thuế theo kê khai.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam việc miễn thuế, giảm thuế được ghi trong giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp sau khi được sự thống nhất của Bộ Tài chính.
Điều 37. Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang những năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.
Điều 38. Đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế và cá nhân khác vi phạm Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì tùy theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Điều 24, Điều 26 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Điều 39. Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế được khen thưởng theo quy định của Chính phủ.
Điều 40. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1999.
Việc giải quyết những tồn tại về thuế lợi tức trước ngày 1 tháng 1 năm 1999 được thực hiện theo quy định của Luật thuế lợi tức, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế lợi tức và các quy định về thuế lợi tức trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Điều 41. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
- 1Công văn số 3264 TCT/NV4 ngày 29/08/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về chính sách thuế đối với dịch vụ môi giới
- 2Công văn số 3680 TCT/NV4 ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về tỷ lệ vốn chủ sở hữu khi xác định thuế TNDN bổ sung đối với doanh nghiệp XSKT
- 3Công văn số 14373/TC/TCT ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính về việc thuế TNDN đối với các đại lý bảo hiểm
- 4Quyết định 08/2000/QĐ-TTg về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hộ kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 54/2001/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2002 do Bộ Tài Chính ban hành
- 6Công văn 4134/TCT/NV6 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Hợp tác xã dịch vụ vận tải
- 7Công văn về việc lãi liên doanh và nộp thu sử dụng vốn
- 8Công văn về việc chuyển lỗ của công ty bị sáp nhập
- 9Công văn 861/TCT/TTf của Tổng cục Thuế về việc xác định vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 10Công văn 1061/TCT/NV6 của Tổng cục Thuế về việc chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở sản xuất mới thành lập
- 11Công văn 1516/TCT/CS của Tổng cục Thuế về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- 12Công văn 2341/TCT/NV2 của Tổng cục Thuế về việc giải đáp chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
- 13Thông tư 39/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị do Bộ Tài chính ban hành
- 14Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 15Công văn số 1054TCT/DNK về việc miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 16Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12, Nghị định 124/2008/NĐ-CP, 122/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 1Công văn số 3264 TCT/NV4 ngày 29/08/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về chính sách thuế đối với dịch vụ môi giới
- 2Công văn số 3680 TCT/NV4 ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về tỷ lệ vốn chủ sở hữu khi xác định thuế TNDN bổ sung đối với doanh nghiệp XSKT
- 3Công văn số 14373/TC/TCT ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính về việc thuế TNDN đối với các đại lý bảo hiểm
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 5Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997
- 6Thông tư 99/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 30/1998/NĐ-CP thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành
- 7Quyết định 08/2000/QĐ-TTg về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hộ kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 54/2001/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2002 do Bộ Tài Chính ban hành
- 9Công văn 4134/TCT/NV6 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Hợp tác xã dịch vụ vận tải
- 10Công văn về việc lãi liên doanh và nộp thu sử dụng vốn
- 11Công văn về việc chuyển lỗ của công ty bị sáp nhập
- 12Thông tư 18/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 26/2001/NĐ-CP và Nghị định 30/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 13Công văn 861/TCT/TTf của Tổng cục Thuế về việc xác định vi phạm và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 14Công văn 1061/TCT/NV6 của Tổng cục Thuế về việc chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở sản xuất mới thành lập
- 15Công văn 1516/TCT/CS của Tổng cục Thuế về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- 16Công văn 2341/TCT/NV2 của Tổng cục Thuế về việc giải đáp chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
- 17Thông tư 39/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại các đô thị do Bộ Tài chính ban hành
- 18Thông tư 75/2003/TT-BTC sửa đổi TT 18/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành NĐ 26/2001/NĐ-CP và NĐ 30/1998/NĐ-CP thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 19Nghị định 164/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 20Công văn số 1054TCT/DNK về việc miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
- 21Thông tư 123/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 14/2008/QH12, Nghị định 124/2008/NĐ-CP, 122/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 30/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- Số hiệu: 30/1998/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/05/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: 01/01/1999
- Ngày hết hiệu lực: 07/01/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra