Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - XÁC ĐỊNH ÔZÔN TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH - PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG TIA CỰC TÍM
Air quality – Determination of ozone in ambient air – Ultraviolet photometric method
Lời nói đầu
TCVN 7171: 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 13964:1998.
TCVN 7171: 2002 do Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN / TC 146 "Chất lượng không khí" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ - XÁC ĐỊNH ÔZÔN TRONG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH - PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG TIA CỰC TÍM
Air quality – Determination of ozone in ambient air – Ultraviolet photometric method
Cảnh báo - Ôzôn là một khí độc và phòng thí nghiệm tốt cần hạn chế nồng độ ôzôn trong phòng ít hơn 200 μg/m3 (theo thể tích 1x10-7). Khi ôzôn vượt quá giới hạn, cần thổi nó vào cái lọc (với áp suất trở lại là không đáng kể) dùng than hoạt tính hoặc thổi ra ngoài nơi lấy mẫu.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp trắc quang dùng tia cực tím (UV) để xác định ôzôn trong không khí xung quanh. Phương pháp này dùng để xác định nồng độ ôzôn trong khoảng từ 2 μg/m3 (theo thể tích 1x10-9) đến 2 mg/m3 (theo thể tích 1x10-6). Tiêu chuẩn này dùng điều kiện quy chiếu 25 oC và 101,25 kPa; Tuy vậy, nhiệt độ qui chiếu 0 oC và 20 oC cũng được chấp nhận.
Để hiệu chuẩn, tiêu chuẩn này quy định phương pháp trắc quang cực tím làm phương pháp chuẩn đầu vì tính chất đặc trưng và độ đúng cho ôzôn. Phương pháp chuẩn thứ (thường gọi là chuyển chuẩn), gồm cả các phương pháp không UV, được phép dùng khi đã được hiệu chuẩn theo phương pháp chuẩn đầu UV [xem TCVN 6500: 1999 (ISO 6879) về định nghĩa].
Các chất ô nhiễm không khí ở nồng độ nhỏ hơn 0,2 mg/m3 (theo thể tích 1x10-7) không cản trở phương pháp trắc quang UV. Tuy nhiên, khoảng 2 μg/m3 (theo thể tích 1x10-9) NO2 và khoảng 8 μg/m3 (theo thể tích 4x10-9) tương ứng với nồng độ nitơ dioxit và sunfua dioxit theo thể tích ôzôn 0,5 x 10-6 thì gây cản trở. Ngoài ra có một số chất gây cản trở được nhận biết khi thiết bị sử dụng máy lọc ôzôn mangan dioxit được nêu trong bảng ở phụ lục A của tiêu chuẩn này.
Nếu không được loại bỏ thì bụi sẽ tích tụ trên đường lấy mẫu và có thể làm hỏng phép đo ôzôn.
Nitơ oxit trong mẫu khí sẽ phản ứng với ôzôn khi giữ khí trong đường lấy mẫu; hiệu chỉnh cho hiệu ứng này nêu ở phụ lục B của tiêu chuẩn này.
Với các máy phân tích ôzôn dùng cuvet hấp thụ đơn ôzôn, bất kỳ chất ô nhiễm nào hấp thụ tia UV của máy trắc quang và thay đổi nồng độ trong chu trình của thiết bị đều có thể gây ra cản trở. Một hạn chế tương tự cũng xẩy ra ở nơi mà nồng độ ôzôn trong không khí tự nó thay đổi theo thời gian, thí dụ ở các nút giao thông.
Chú thích - Nếu nghi ngờ có cản trở thi nên dùng phương pháp khác (thí dụ, dùng phương pháp phát quang hoá học dùng etylen (xem [2] ) hơn là cố gắng lọc bỏ chất gây cản trở vì tính không bền của ôzôn gây khó khăn cho việc lọc và thử.
Mẫu khí đi liên tục qua cuvet, ở đó tia UV từ đèn thuỷ ngân (Hg) áp suất thấp ở bước sóng 253,7 nm chiếu vào. Tia UV đi qua cuvet được đo bằng photo diot cảm biến hoặc detector nhân quang và chuyển đổi thành tín hiệu điện đo được. Nồng độ ôzôn trong không khí xung quanh được đo bằng sự hấp thụ tia UV của mẫu khí trong cuvet. Bộ chuyển đổi ôzôn bằng xúc tác tách một cách chọn lọc ôzôn ra khỏi dòng mẫu. Bộ chuyển đổi này có thể dùng với cuvet đơn hoặc cuvet đôi.
Định luật Beer Lambert về hấp thụ ánh sáng dùng để lập mối liên hệ giữa độ truyền qua UV với chiều dài của cuvet, giữa hệ số hấp thụ ôzôn ở bước sóng 253,7 nm và nồng độ ôzôn. C
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5978:1995 (ISO 4221 : 1980) về chất lượng không khí - xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh dioxit trong không khí xung quanh - phương pháp trắc quang dùng thorin
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6751:2000 (ISO 9169 : 1994) về chất lượng không khí - xác định đặc tính tính năng của phương pháp đo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6752:2000 (ISO 8756 : 1994) về chất lượng không khí - xử lý các dữ liệu về nhiệt độ - áp suất và độ ẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6753:2000 (ISO 7708 : 1995) về chất lượng không khí - định nghĩa về phân chia kích thước bụi hạt để lấy mẫu liên quan tới sức khoẻ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6502:1999 (ISO 10312 : 1995) về không khí xung quanh - xác định sợi amiăng - phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6438:1998 về chất lượng không khí - Khí thải phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn tối đa cho phép
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6137:2009 (ISO 6768 : 1998) về Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit - Phương pháp Griess-Saltzman cải biên
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9469:2012 về Không khí xung quanh - Xác định khối lượng bụi trên vật liệu lọc - Phương pháp hấp thụ tia bêta
- 1Quyết định 2125/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5978:1995 (ISO 4221 : 1980) về chất lượng không khí - xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh dioxit trong không khí xung quanh - phương pháp trắc quang dùng thorin
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6751:2000 (ISO 9169 : 1994) về chất lượng không khí - xác định đặc tính tính năng của phương pháp đo do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6752:2000 (ISO 8756 : 1994) về chất lượng không khí - xử lý các dữ liệu về nhiệt độ - áp suất và độ ẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6753:2000 (ISO 7708 : 1995) về chất lượng không khí - định nghĩa về phân chia kích thước bụi hạt để lấy mẫu liên quan tới sức khoẻ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6500:1999 (ISO 6879 : 1995) về chất lượng không khí - những đặc tính và khái niệm liên quan đến các phương pháp đo chất lượng không khí do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6502:1999 (ISO 10312 : 1995) về không khí xung quanh - xác định sợi amiăng - phương pháp kính hiển vi điện tử truyền dẫn trực tiếp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6438:1998 về chất lượng không khí - Khí thải phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn tối đa cho phép
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6137:2009 (ISO 6768 : 1998) về Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit - Phương pháp Griess-Saltzman cải biên
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9469:2012 về Không khí xung quanh - Xác định khối lượng bụi trên vật liệu lọc - Phương pháp hấp thụ tia bêta
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7171:2002 (ISO 13964 : 1998) về chất lượng không khí - xác định ôzôn trong không khí xung quanh - phương pháp trắc quang tia cực tím do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7171:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra