Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7160 : 2002

ISO 2131 - 1972

CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT - PHÂN LOẠI ĐƠN GIẢN

Surface active agents - Simplified classification

Lời nói đầu

TCVN 7160 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 2131-1972.

TCVN 7160 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 91 "Chất hoạt động bề mặt" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT - PHÂN LOẠI ĐƠN GIẢN

Surface active agents - Simplified classification

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cách đơn giản hóa việc phân loại chất hoạt động bề mặt (sau đây gọi là phân loại đơn giản), phù hợp với cách phân loại khoa học (ISO/R 896) về sắp xếp các gốc.

2. Nguyên tắc chung

Việc phân loại đơn giản chất hoạt động bề mặt cho phép những đặc tính của chúng được biểu thị bằng một hệ thống chữ và số rút gọn, gồm có một chữ cái và bốn con số (năm con số đối với trường hợp hợp chất gồm vài nhóm ưa nước), đối với các nguyên tố cấu trúc chính của phân tử dùng:

1) chữ cái để chỉ đặc tính ion;

2) con số thứ nhất để chỉ nhóm ưa nước;

3) con số thứ hai để chỉ nhóm kỵ nước;

4) con số thứ ba để chỉ nhóm chức trung gian;

5) con số thứ tư để chỉ tính chất bổ sung của nhóm ưa nước;

6) con số thứ năm (trong ngoặc đơn giữa con số thứ nhất và thứ hai) để chỉ nhóm ưa nước thứ hai của hợp chất gồm vào nhóm ưa nước mạng những đặc tính ion khác nhau

Dựa vào bảng phân loại cho trong phụ lục A xuất phát từ cách phân loại khoa học chung, áp dụng các nguyên tắc quy định trong điều 3, tiến hành xác định những con số tương ứng với các nhóm có trong phân tử.

3. Nguyên tắc phân loại

3.1. Chọn nhóm ưa nước

Nguyên tắc 1

Nhóm ưa nước là điểm khởi đầu cho sự phân loại. Đặc tính ion của nó sẽ được chỉ ra ở một trong người chữ cái sau đây:

A đối với những nhóm ưa nước anion;

C đối với những nhóm ưa nước cation;

N đối với những nhóm ưa nước non-ion;

Z đối với những hợp chất lưỡng tính đích thực.

Nguyên tắc 2

Số thứ nhất trong thứ tự đánh số tiếp theo để chỉ những nhóm ưa nước chính, được lựa chọn từ sự có mặt của vài nhóm ưa nước với những đặc tính ion đồng nhất, tham khảo sự phân chia trong bảng A.1 của phụ lục A:

cho những nhóm:

anion: 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 1

cation: 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 1 - 2 - 3 - 4

non-ion: 3 - 4 - 5 - 6 - 1 - 2 - 7 - 8 - 9

Nguyên tắc 3

Khi có mặt của vài nhóm ưa nước với những đặc tính ion khác nhau, phải xem xét hai phương án sau:

a) khi có mặt của những nhóm anion và cation (hợp chất lưỡng tính), sử dụng chữ cái Z để chỉ ra nhóm cation thứ nhất và nhóm anion thứ hai, trong ngoặc đơn, áp dụng nguyên tắc 2 nếu cần thiết;

b) khi có mặt của một nhóm ion và một nhóm non-ion, sử dụng chữ cái biểu thị những đặc tính của nhóm ion để chỉ ra nhóm thứ nhất này và nhóm non-ion thứ hai, trong ngoặc đơn, áp dụng nguyên tắc 2 nếu cần thiết;

3.2. Chọn nhóm kỵ nước

Nguyên tắc 4

Nhóm kỵ nước đã xác định chính là gốc quan trọng nhất đối với tác động kỵ nước, nó thường là chuỗi hydrocacbon dài nhất (kể cả vòng).

Nguyên tắc 5

Theo nguyên tắc 4

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7160:2002 (ISO 2131 : 1972) về chất hoạt động bề mặt - phân loại đơn giản do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7160:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản