Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT - PHẦN 2: BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT SHEWHART
Control charts - Part 2: Shewhart control charts
Lời nói đầu
TCVN 9945-2:2013 thay thế cho TCVN 7076:2002 (ISO 8258:1991);
TCVN 9945-2:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 7870-2:2013;
TCVN 9945-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 9945, chấp nhận bộ tiêu chuẩn ISO 7870, gồm các tiêu chuẩn dưới đây có tên chung “Biểu đồ kiểm soát”:
- TCVN 9945-1:2013 (ISO 7870-1:2007), Phần 1: Hướng dẫn chung
- TCVN 9945-2:2013 (ISO 7870-2:2013), Phần 2: Biểu đồ kiểm soát Shewhart
- TCVN 9945-3:2013 (ISO 7870-3:2012), Phần 3: Biểu đồ kiểm soát chấp nhận
- TCVN 9945-4:2013 (ISO 7870-4:2011), Phần 4: Biểu đồ tổng tích lũy
Lời giới thiệu
Cách tiếp cận sản xuất truyền thống phụ thuộc vào sản xuất để tạo ra sản phẩm và dựa vào kiểm soát chất lượng để kiểm tra sản phẩm cuối cùng và sàng lọc các cá thể không đáp ứng các quy định. Chiến lược phát hiện này thường lãng phí và không kinh tế vì nó liên quan đến việc kiểm tra sau khi sự sản xuất lãng phí đã xảy ra. Thay vào đó, sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu xây dựng chiến lược phòng ngừa để tránh lãng phí ngay từ đầu bằng cách không sản xuất ra những sản phẩm không dùng được. Điều này có thể thực hiện được nhờ thu thập thông tin về quá trình và phân tích thông tin để có hành động xử lý kịp thời cho chính quá trình.
Biểu đồ kiểm soát là công cụ đồ thị ứng dụng các nguyên lý thống kê quan trọng để kiểm soát quá trình do Tiến sỹ Walter Shewhart đưa ra lần đầu tiên vào năm 1924. Lý thuyết biểu đồ kiểm soát thừa nhận hai loại biến động. Loại thứ nhất là độ biến động ngẫu nhiên do “nguyên nhân tình cờ” (còn được gọi là nguyên nhân thông thường/tự nhiên/ngẫu nhiên/vốn có/không kiểm soát được”). Loại này do nhiều nguyên nhân thường có mặt và khó nhận biết, mỗi nguyên nhân này tạo thành một phần rất nhỏ của sự biến động toàn phần nhưng không nguyên nhân nào đóng góp một lượng đáng kể. Tuy nhiên đóng góp của tất cả các nguyên nhân ngẫu nhiên không nhận biết được này có thể đo được và được giả định là vốn có đối với quá trình. Việc loại bỏ hoặc điều chỉnh nguyên nhân thông thường đòi hỏi quyết định phân bổ nguồn lực để thay đổi về cơ bản quá trình và hệ thống.
Loại biến động thứ hai biểu thị sự thay đổi thực sự trong quá trình. Sự thay đổi này có thể là do một số nguyên nhân nhận biết được, không phải là phần vốn có của quá trình và, ít nhất về lý thuyết, có thể loại bỏ được. Nguyên nhân nhận biết được này được gọi là “nguyên nhân ấn định được” (còn được gọi là nguyên nhân đặc biệt/không tự nhiên/hệ thống/ kiểm soát được) của độ biến động. Chúng có thể do sự không đồng đều trong nguyên vật liệu, công cụ hỏng, trình độ tay nghề hay quy trình, tính năng bất thường của thiết bị hoặc thay đổi môi trường gây ra.
Quá trình được cho là được kiểm soát thống kê, hay đơn giản là “được kiểm soát”, khi độ biến động quá trình chỉ do nguyên nhân ngẫu nhiên. Khi mức độ biến động này được xác định, bất kỳ sai lệch nào so với mức này được giả định là do nguyên nhân ấn định cần được nhận biết và loại bỏ.
Kiểm soát thống kê quá trình là phương pháp luận về việc thiết lập và duy trì quá trình ở mức chấp nhận được và ổn định nhằm đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ với các yêu cầu quy định. Công cụ thống kê chính được sử dụng để thực hiện điều này là biểu đồ kiểm soát, là phương pháp trình bày bằng đồ thị và so sánh thông tin dựa trên chuỗi các quan trắc thể hiện trạng thái hiện tại của quá trình theo các giới hạn được thiết lập sau khi xem xét độ biến động vốn có của quá trình được gọi là năng lực quá trình. Phương pháp biểu đồ kiểm soát trước tiên giúp đánh giá xem quá trình đã đạt được hay duy trì ở trạng thái kiểm soát thống kê hay không. Khi ở trong trạng thái như vậy quá trình được coi là ổn định, có thể dự đoán được và có thể tiến hành phân tích sâu hơn khi khả năng của
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4443:2009 về Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê - Kiểm tra nghiệm thu định tính liên tiếp
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4442:2009 về Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê - Kiểm tra nghiệm thu định tính với số chấp nhận bằng không
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4445:2009 về Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê - Kiểm tra nghiệm thu định tính lô cỡ nhỏ
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006) về Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 2: Thống kê ứng dụng
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9603:2013 (ISO 5479:1997) về Giải thích dữ liệu thống kê - Kiểm nghiệm sai lệch so với phân bố chuẩn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8006-4:2013 (ISO 16269-4:2010) về Giải thích dữ liệu thống kê - Phần 4: Phát hiện và xử lý giá trị bất thường
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4443:2009 về Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê - Kiểm tra nghiệm thu định tính liên tiếp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4442:2009 về Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê - Kiểm tra nghiệm thu định tính với số chấp nhận bằng không
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4445:2009 về Kiểm soát chất lượng bằng phương pháp thống kê - Kiểm tra nghiệm thu định tính lô cỡ nhỏ
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9945-1:2013 (ISO 7870-1:2007) về Biểu đồ kiểm soát - Phần 1: Hướng dẫn chung
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9944-4:2013 (ISO/TR 22514-4:2007) về Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 4: Ước lượng năng lực quá trình và đo hiệu năng
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9944-3:2013 (ISO 22514-3:2008) về Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng- Phần 3: Nghiên cứu hiệu năng máy đối với dữ liệu được đo trên bộ phận riêng biệt
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9944-1:2013 (ISO 22514-1:2009) về Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 1:Nguyên tắc chung và khái niệm
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9944-2:2013 (ISO 22514-2:2013) về Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 2: Năng lực và hiệu năng quá trình của mô hình quá trình phụ thuộc thời gian
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9944-7:2013 (ISO 22514-7:2012) về Phương pháp thống kê trong quản lý quá trình - Năng lực và hiệu năng - Phần 7: Năng lực của quá trình đo
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9945-2:2013 (ISO 7870-2:2013) về Biểu đồ kiểm soát - Phần 2: Biểu đồ kiểm soát Shewhart
- Số hiệu: TCVN9945-2:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra