Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ISO 39511:2018
Sequential sampling plans for inspection by variables for percent nonconforming (known standard deviation)
Lời nói đầu
TCVN 12881:2020 thay thế cho TCVN 10853:2015.
TCVN 12881:2020 hoàn toàn tương đương với ISO 39511:2018.
TCVN 12881:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Trong các quá trình sản xuất hiện đại, thường mong muốn chất lượng đạt cao tới mức số cá thể không phù hợp sẽ được thông báo theo phần triệu. Trong tình huống này, các phương án lấy mẫu chấp nhận định tính phổ biến, như đề cập trong TCVN 7790-1 (ISO 2859-1), đòi hỏi cỡ mẫu lớn tới mức không thể thực hiện được. Khi có thể áp dụng các phương án lấy mẫu chấp nhận định lượng, như đề cập trong TCVN 8243-1 (ISO 3951-1), cỡ mẫu sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, đặc biệt là trong trường hợp chấp nhận sản phẩm có chất lượng cực cao, thì các cỡ mẫu đó vẫn quá lớn. Vì vậy, vẫn có nhu cầu áp dụng các quy trình thống kê đã chuẩn hóa đòi hỏi cỡ mẫu nhỏ nhất có thể; các phương án lấy mẫu liên tiếp là qui trình thống kê duy nhất thỏa mãn nhu cầu này. Tính toán đã chứng minh rằng trong số tất cả các phương án lấy mẫu có các thuộc tính thống kê tương đương, phương án lấy mẫu liên tiếp có cỡ mẫu trung bình nhỏ nhất.
Ưu điểm chính của các phương án lấy mẫu liên tiếp là việc giảm cỡ mẫu trung bình. Cỡ mẫu trung bình là trung bình của tất cả các cỡ mẫu có thể có trong phương án lấy mẫu đối với một mức chất lượng đã cho của một lô hoặc quá trình. Việc sử dụng phương án lấy mẫu liên tiếp đòi hỏi cỡ mẫu trung bình nhỏ hơn so với phương án lấy mẫu một lần có đặc trưng hiệu quả tương đương.
Các yếu tố khác cần tính đến được nêu dưới đây:
a) Tính phức tạp
Các nguyên tắc của phương án lấy mẫu liên tiếp dễ bị kiểm tra viên hiểu sai hơn so với các nguyên tắc đơn giản của phương án lấy mẫu một lần.
b) Sự thay đổi về số lượng kiểm tra
Vì số lượng cá thể thực tế được kiểm tra đối với một lô cụ thể không được biết trước nên việc sử dụng phương án lấy mẫu liên tiếp sẽ mang lại nhiều khó khăn về tổ chức. Ví dụ, việc lập chương trình cho các hoạt động kiểm tra có thể sẽ khó khăn.
c) Khó lấy mẫu các cá thể
Nếu việc lấy mẫu các cá thể khá khó khăn thì việc giảm cỡ mẫu trung bình thông qua phương án lấy mẫu liên tiếp có thể bị hủy bỏ do chi phí lấy mẫu tăng.
d) Khoảng thời gian kiểm tra
Nếu việc kiểm tra một cá thể diễn ra trong khoảng thời gian dài và một số cá thể có thể được kiểm tra đồng thời thì phương án lấy mẫu liên tiếp sẽ tiêu tốn thời gian nhiều hơn so với phương án lấy mẫu một lần tương ứng.
e) Sự biến động về chất lượng trong lô
Nếu lô gồm hai hoặc nhiều lô con từ các nguồn khác nhau và nếu có khả năng tồn tại sự khác biệt thực sự về chất lượng giữa các lô con thì việc lấy mẫu đại diện theo phương án lấy mẫu liên tiếp sẽ khó khăn hơn nhiều so với trong phương án lấy mẫu một lần tương ứng.
Việc cân đối giữa ưu điểm về cỡ mẫu trung bình nhỏ hơn của phương án lấy mẫu liên tiếp và các nhược điểm nêu trên đưa đến kết luận là phương án lấy mẫu liên tiếp chỉ thích hợp khi việc kiểm tra các cá thể riêng lẻ tốn kém so với tổng chi phí kiểm tra.
Việc lựa chọn giữa sử dụng phương án lấy mẫu một lần và phương án lấy mẫu liên tiếp cần được thực hiện trước khi bắt đầu kiểm tra lô. Trong quá trình kiểm tra lô, không được phép chuyển từ loại phương án này sang loại phương án khác, vì đặc trưng hiệu quả của phương án có thể thay đổi nhiều nếu kết quả kiểm tra thực tế ảnh hưởng đến việc chọn chuẩn mực chấp nhận.
Mặc dù sử dụng phương án lấy mẫu liên tiếp thường tiết kiệm hơn nhiều so với việc sử dụng phương án lấy mẫu một lần tương
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-4:2008 (ISO 2859-4 : 2002) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 4: Quy trình đánh giá mức chất lượng công bố
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-5:2008 (ISO 2859-5 : 2005) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 5: Hệ thống các phương án lấy mẫu liên tiếp xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12294:2018 (ISO 28590:2017) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Giới thiệu bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) về Lấy mẫu để kiểm tra định tính
- 1Quyết định 2861/QĐ-BKHCN năm 2020 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-1:2007 (ISO 2859-1: 1999) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 1: Chương trình lấy mẫu được xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-4:2008 (ISO 2859-4 : 2002) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 4: Quy trình đánh giá mức chất lượng công bố
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-5:2008 (ISO 2859-5 : 2005) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Phần 5: Hệ thống các phương án lấy mẫu liên tiếp xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8244-1:2010 (ISO 3534-1:2006) về Thống kê học - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ chung về thống kê và thuật ngữ dùng trong xác suất
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8244-2:2010 (ISO 3534-2:2006) về Thống kê học - Từ vựng và ký hiệu - Phần 2: Thống kê ứng dụng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9603:2013 (ISO 5479:1997) về Giải thích dữ liệu thống kê - Kiểm nghiệm sai lệch so với phân bố chuẩn
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9945-2:2013 (ISO 7870-2:2013) về Biểu đồ kiểm soát - Phần 2: Biểu đồ kiểm soát Shewhart
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-4:2015 (ISO 3951-4:2011) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 4: Quy trình đánh giá mức chất lượng công bố
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-5:2015 (ISO 3951-5:2006) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 5: Phương án lấy mẫu liên tiếp xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra định lượng (đã biết độ lệch chuẩn)
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10853:2015 (ISO 8423:2008) về Phương án lấy mẫu liên tiếp để kiểm tra định lượng phần trăm không phù hợp (đã biết độ lệch chuẩn)
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000:2015
- 13Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-1:2018 (ISO 3951-1:2013) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng - Phần 1: Quy định đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô đối với một đặc trưng chất lượng và một AQL
- 14Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12294:2018 (ISO 28590:2017) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định tính - Giới thiệu bộ tiêu chuẩn TCVN 7790 (ISO 2859) về Lấy mẫu để kiểm tra định tính
- 15Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8243-2:2018 (ISO 3951-2:2013) về Quy trình lấy mẫu để kiểm tra định lượng – Phần 2: Quy định chung đối với phương án lấy mẫu một lần xác định theo giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) để kiểm tra từng lô có các đặc trưng chất lượng độc lập
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12881:2020 (ISO 39511:2018) về Phương án lấy mẫu liên tiếp để kiểm tra định lượng phần trăm không phù hợp (đã biết độ lệch chuẩn)
- Số hiệu: TCVN12881:2020
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2020
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra