Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CÀ PHÊ HÒA TAN - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM - PHƯƠNG PHÁP KARL FISCHER (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Instant coffee - Determination of moisture content - Karl Fischer method (Reference method)
Lời nói đầu
TCVN 9722:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 20938:2008;
TCVN 9722:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÀ PHÊ HÒA TAN - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM - PHƯƠNG PHÁP KARL FISCHER (PHƯƠNG PHÁP CHUẨN)
Instant coffee - Determination of moisture content - Karl Fischer method (Reference method)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ẩm trong cà phê hòa tan bằng phương pháp chuẩn độ Karl Fischer, phương pháp này thích hợp để làm phương pháp chuẩn.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8488 (ISO 4788), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Ống đong chia độ
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Độ ẩm (moisture content)
Hàm lượng nước xác định được theo quy trình quy định trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Độ ẩm được biểu thị theo phần trăm khối lượng.
4.1. Yêu cầu chung
Trong thiết bị Karl Fischer, phần mẫu thử cà phê hòa tan được hòa tan trong dung dịch formamid, metanol và axit salixylic (FMS) không chứa nước. Tiếp theo, chuẩn độ bằng thuốc thử Karl Fischer trong khi khuấy liên tục cho đến khi đạt đến điểm kết thúc chuẩn độ và phát hiện được bằng đo điện thế. Thể tích của thuốc thử Karl Fischer đã tiêu tốn được dùng để tính độ ẩm của phần mẫu thử.
4.2. Phản ứng
Trong quá trình chuẩn độ Karl Fischer, nước có mặt trong mẫu phản ứng với iot và sulfua dioxit với sự có mặt của amin và alcohol (ví dụ: metanol):
H2O I2 SO2 ROH 3RnNH3 - n ® 2RnNH3 - n • HI RnNH3 - n • HSO4R
Trong đó R là nhóm alkyl hoặc alkoxyl.
Điểm kết thúc của phản ứng có thể phát hiện được bằng một lượng nhỏ iot dư và được định lượng bằng phép đo điện (đo dòng điện hoặc đo điện áp). Quy trình được mô tả trong tiêu chuẩn này chỉ thực hiện đối với thuốc thử Karl Fischer (KFR) (một thành phần) không chứa pyridin.
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã loại khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.
5.1. Thuốc thử Karl Fischer (KRF, một thành phần)1), độ chuẩn khoảng 5 mg/ml, nồng độ khối lượng của nước, không chứa pyridin.
5.2. Metanol, có nồng độ khối lượng của nước thấp, tốt nhất < 0,5 mg/ml.
5.3. Formamid, có nồng độ khối lượng của nước thấp.
CẢNH BÁO - Việc sử dụng formamid rất quan trọng, liên quan đến thời gian chuẩn độ và phép xác định rõ điểm kết thúc. Người thực hiện phải được hướng dẫn cẩn thận và được đào tạo đầy đủ để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc thử (dùng tấm chắn và quần áo bảo vệ), rửa ngay và rửa kỹ khi tiếp xúc với formamid, cũng như khi kết thúc ca làm việc.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7033:2002 (ISO 11292 : 1995) về Cà phê hòa tan - Xác định hàm lượng cacbonhydrat tự do và tổng số - Phương pháp sắc ký trao đổi ion hiệu năng cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7034:2002 (ISO 8460 : 1987) về cà phê hòa tan - xác định mật độ khối chảy tự do và mật độ khối nén chặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5567:1991 (ISO 3726:1983)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9702:2013 (ISO 24114:2011) về Cà phê hòa tan - Tiêu chí về tính xác thực
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5250:2015 về Cà phê rang
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5251:2015 về Cà phê bột
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13839:2023 về Cà phê và các sản phẩm cà phê - Xác định hàm lượng 16-O-methylcafestol trong cà phê rang - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7033:2002 (ISO 11292 : 1995) về Cà phê hòa tan - Xác định hàm lượng cacbonhydrat tự do và tổng số - Phương pháp sắc ký trao đổi ion hiệu năng cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7034:2002 (ISO 8460 : 1987) về cà phê hòa tan - xác định mật độ khối chảy tự do và mật độ khối nén chặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5567:1991 (ISO 3726:1983)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9702:2013 (ISO 24114:2011) về Cà phê hòa tan - Tiêu chí về tính xác thực
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5250:2015 về Cà phê rang
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5251:2015 về Cà phê bột
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13839:2023 về Cà phê và các sản phẩm cà phê - Xác định hàm lượng 16-O-methylcafestol trong cà phê rang - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9722:2013 ( ISO 20938:2008) về Cà phê hòa tan - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karl Pischer (phương pháp chuẩn)
- Số hiệu: TCVN9722:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra