Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
CÀ PHÊ HÒA TAN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CACBONHYDRAT TỰ DO VÀ TỔNG SỐ - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ TRAO ĐỔI ANION HIỆU NĂNG CAO
Instant coffee - Determination of free and total carbohydrate contents - Method using hight - performance anion - exchange chromatography
Lời nói đầu
TCVN 7033 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 11292 : 1995;
TCVN 7033 : 2002 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng cacbonhydrat tự do và tổng số trong cà phê hòa tan bằng phương pháp sắc ký trao đổi anion hiệu năng cao. Trong trường hợp đặc biệt, xác định hàm lượng riêng lẻ monosaccarit, sucroza và manitol.
ISO 1042 : 1983 Laboratory glassware - One-mark volumetric flasks (Dụng cụ thủy tinh - Bình định mức một vạch)
TCVN 4334: 2001 (ISO 3509 : 1989) Cà phê và các sản phẩm cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 5567:1991 (ISO 3726 : 1983) Cà phê hòa tan. Phương pháp xác định hao hụt khối lượng ở nhiệt độ 700C dưới áp suất thấp.
Tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa trong TCVN 4334 : 2001 (ISO 3509) và các định nghĩa sau:
3.1. Hàm lượng cacbonhydrat tự do (free carbohydrate content): Là hàm lượng của mỗi monosaccarit riêng lẻ (arabinoza, fructoza, galactoza, glucoza, manoza), và hàm lượng sucroza, manitol xác định được ở các điều kiện được nêu sau đây (phương pháp A). Hàm lượng được biểu thị bằng phần trăm khối lượng chất khô.
3.2. Hàm lượng cacbonhydrat tổng số (total carbohydrate content): là hàm lượng của mỗi monosaccarit riêng lẻ (arabinoza, fructoza, galactoza, glucoza, manoza, xyloza), và hàm lượng manitol xác định được ở các điều kiện được nêu sau đây, trong đó có giai đoạn thủy ngân mạnh (phương pháp B). Hàm lượng được biểu thị bằng phần trăm khối lượng chất khô.
4.1. Phương pháp A
Hòa tan phần mẫu thử vào nước. Tách bằng sắc ký các cacbonhydrat có trong dịch chiết đã được lọc bằng sắc ký ion trên cột trao đổi anion hiệu năng cao (HPAEC) sử dụng nước tinh khiết làm chất rửa giải. Sự phát hiện dựa trên tính chất điện hóa của hợp chất rửa giải bằng detector xung ampe (PAD), và định lượng bằng việc so sánh với diện tích pic của dung dịch tiêu chuẩn.
4.2. Phương pháp B
Thủy phân phần mẫu thử bằng axit clohydric. Phân tích cacbonhydrat có trong dung dịch thủy phân đã được lọc như nêu ở phương pháp A.
Chỉ sử dụng thuốc thử đạt cấp chất lượng tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác và chỉ sử dụng nước cất hoặc nước đã loại ion hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
5.1. Natri hydroxit (NaOH), 50% (m/m) dung dịch nước.
Thuốc thử chỉ chứa số lượng tối thiểu natri cacbonat và thủy ngân. Không lắc hoặc khuấy dung dịch trước khi sử dụng.
5.2. Axit clohydric (HCl), dung dịch tiêu chuẩn thể tích nồng độ 1,00 mol/l.
5.3. Chất rửa giải 1 (S1), nước đã khử khoáng (18MW.cm).
Lọc nước đã khử khoáng qua màng lọc 0,2mm. Khử khí bằng cách sục khí heli trong khoảng từ 20 phút đến 30 phút.
5.4. Chất rửa giải 2 (S2), dung dịch natri hydroxit (NaOH) 300mmol/l.
Dùng pipet lấy 15,6ml dung dịch natri hydroxit (5.1) cho vào 985 ml nước đã khử khí (5.3).
Chú ý: Việc loại bỏ dioxit cacbon hòa tan từ các chất rửa giải ra trước khi dùng là rất quan trọng. Cacbonat sẽ hoạt động như một “sức đẩy” mạnh trên cột, kết quả làm giảm hẳn sự phân giải và hiệu quả tách. Chuẩn bị dung dịch trong ngày trước khi phân tích.
5.5. Dung dịch tiêu chuẩn cacbonhydrat
Chuẩn bị dung dịch arabinoza, fructoza, galactoza, glucoza, manoza, sucroza và manitol mới.
Cân mỗi cacbonhydrat khoảng 100 mg, chính xác đến 0,1mg, cho vào các bình định mức dung tích 100 ml riêng rẽ (6.2) và pha loãng bằng nước đến vạch (các dung dịch tiêu chuẩn gốc 1 000 mg/l).
Khi đã biết thời gian lưu của mỗi cacbonhydrat ở các điều kiện sắc ký thông thường, thì có thể chuẩn bị dung dịch tiêu chuẩn hỗn hợp từ các dung dịch tiêu chuẩn gốc riêng biệt.
Tiếp tục pha loãng các dung dịch tiêu chuẩn để đạt được nồng độ cacbonhydrat giống với nồng độ đã tìm thấy trong dung dịch mẫu cà phê hòa tan được thủy phân hoặc không được thủy phân.
Vi
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7031:2002 (ISO 6669 : 1995) về cà phê nhân và cà phê rang - xác định mật độ khối chảy tự do của hạt nguyên (Phương pháp thông thường) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7032:2002 (ISO 10470 : 1993) về cà phê nhân - bảng tham chiếu đánh giá khuyết tật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7034:2002 (ISO 8460 : 1987) về cà phê hòa tan - xác định mật độ khối chảy tự do và mật độ khối nén chặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5249:1990 về cà phê - phương pháp thử nếm do Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9722:2013 ( ISO 20938:2008) về Cà phê hòa tan - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karl Pischer (phương pháp chuẩn)
- 1Quyết định 06/2002/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7031:2002 (ISO 6669 : 1995) về cà phê nhân và cà phê rang - xác định mật độ khối chảy tự do của hạt nguyên (Phương pháp thông thường) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7032:2002 (ISO 10470 : 1993) về cà phê nhân - bảng tham chiếu đánh giá khuyết tật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7034:2002 (ISO 8460 : 1987) về cà phê hòa tan - xác định mật độ khối chảy tự do và mật độ khối nén chặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5249:1990 về cà phê - phương pháp thử nếm do Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5567:1991 (ISO 3726:1983)
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6605:2000 (ISO 6670 :1983) về cà phê đựng trong thùng có lót - Lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4334:2001 (ISO 3509 - 1989) về cà phê và các sản phẩm của cà phê - thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9722:2013 ( ISO 20938:2008) về Cà phê hòa tan - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karl Pischer (phương pháp chuẩn)
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7033:2002 (ISO 11292 : 1995) về Cà phê hòa tan - Xác định hàm lượng cacbonhydrat tự do và tổng số - Phương pháp sắc ký trao đổi ion hiệu năng cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7033:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 07/11/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra