Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7877 : 2008

ISO 5666 : 1999

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH THỦY NGÂN

Water quality - Determination of mercury

Lời nói đầu

TCVN 7877:2008 thay thế TCVN 5989:1995; TCVN 5990:1995 và TCVN 5991:1995.

TCVN 7877:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 5666:1999.

TCVN 7877:2008 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Trong các nguồn nước tự nhiên, các hợp chất thủy ngân nói chung xuất hiện ở nồng độ rất thấp (nhỏ hơn 0,1 µg/l). Cũng có thể ở nồng độ cao hơn, ví dụ trong nước thải công nghiệp. Thủy ngân cũng có thể tích tụ trong trầm tích và bùn. Thủy ngân xuất hiện ở dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Để phân hủy hoàn toàn tất cả các hợp chất của thủy ngân, cần phải có quá trình phá mẫu. Quá trình phá mẫu có thể loại bỏ chỉ khi chắc chắn đo được nồng độ thủy ngân mà không cần xử lý sơ bộ.

Đối với các phép đo trong khoảng nồng độ thấp, điều cần thiết là thuốc thử có độ tinh khiết cao, bình phản ứng sạch, không khí trong phòng thí nghiệm không bị nhiễm bẩn hơi thủy ngân và hệ thống đo phải rất ổn định. Các vấn đề cụ thể sẽ yêu cầu quy định thêm điều kiện bổ sung ngoài yêu cầu của tiêu chuẩn phải được nghiên cứu, xem xét.

Điều quan trọng là phép thử được tiến hành theo tiêu chuẩn này được thực hiện bởi nhân viên đã được đào tạo phù hợp.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH THỦY NGÂN

Water quality - Determination of mercury

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định thủy ngân trong nước, ví dụ nước ngầm, nước mặt và nước thải công nghiệp.

Trong phương pháp nêu ở điều 4, thiếc (II) clorua được dùng như là chất khử. Trong phương pháp nêu ở điều 5, natri tetrahydroborat được dùng như là chất khử. Việc lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào thiết bị có sẵn và các yếu tố cản trở (xem điều 3). Cả hai phương pháp này đều phù hợp để xác định thủy ngân với khoảng nồng độ từ 0,1 µg/l đến 10 µg/l. Nồng độ cao hơn có thể xác định được nếu mẫu nước được pha loãng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).

TCVN 6663-1:2002 (ISO 5667-1:19981)) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:19911)) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

3. Các yếu tố cản trở

Nguy cơ thay đổi phản ứng có thể xảy ra trên thành bình, đó là quá trình hấp thụ và giải hấp thủy ngân (xem 4.4).

Hơi thủy ngân có thể khuếch tán qua chất dẻo, cần chú ý hiện tượng này khi chọn vật liệu làm bình chứa. Có thể dùng bình thủy tinh hoặc bằng chất dẻo đặc biệt như perflo (etylen-propylen) (FEP). Bình silicon là không phù hợp.

Các chất hữu cơ dễ bay hơi có thể hấp thụ trong dải tia UV và có thể nhầm lẫn với thủy ngân. Các chất này phần lớn được loại bỏ bằng cách thêm kali permanganat cho đến khi dung dịch có mẫu đỏ không đổi và sục khí trơ trong 10 min, trước khi khử hợp chất thủy ngân. Thông thường, các chất cản trở do sự hấp thụ có thể được loại bỏ khi sử dụng hệ thống bổ chính nền.

Tất cả các dung dịch phải được đưa vào nhiệt độ giống nhau (nhỏ hơn 25 oC) trước khi khử và giải phóng hơi thủy ngân. Có thể tránh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7877:2008 (ISO 5666 : 1999) về chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân

  • Số hiệu: TCVN7877:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản