Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7747 : 2007

THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN CHIẾU XẠ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CHỨA ĐƯỜNG TINH THỂ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ ESR

Foodstuffs - Detection of irradiated food containing crystalline sugar by ESR spectroscopy

Lời nói đầu

TCVN 7747:2007 hoàn toàn tương đương với EN 13780:2002;

TCVN 7747:2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F5/SC1 Thực phẩm chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN CHIẾU XẠ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM CHỨA ĐƯỜNG TINH THỂ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ ESR

Foodstuffs - Detection of irradiated food containing crystalline sugar by ESR spectroscopy

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phát hiện chiếu xạ đối với thực phẩm có chứa đường tinh thể đã xử lý bằng bức xạ ion hóa, bằng cách phân tích phổ cộng hưởng spin điện tử (ESR) hay còn được gọi là phổ cộng hưởng thuận từ điện tử (EPR) của thực phẩm đó, xem [1] đến [7].

Các nghiên cứu liên phòng thử nghiệm đã thực hiện thành công trên các đối tượng thực phẩm như vải khô, xoài khô, đu đủ khô và nho khô, xem [1] đến [3].

2. Nguyên tắc

Phương pháp đo phổ ESR phát hiện được các tâm thuận từ (ví dụ như các gốc radicals). Các tâm thuận từ này là do tác động của chiếu xạ hoặc do ảnh hưởng bởi sự có mặt của một số hợp chất hợp khác. Từ trường ngoài mạnh sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa các mức năng lượng của các spin điện tử md = +1/2 và md = -1/2 dẫn tới sự hấp thụ cộng hưởng của một chùm vi sóng đã sử dụng trong phổ kế. Phổ ESR thông thường được biểu thị theo vi phân bậc nhất của độ hấp thụ tương ứng với một từ trường đã áp dụng nhất định.

Giá trị từ trường và tần số vi sóng phụ thuộc vào việc bố trí thực nghiệm (kích thước mẫu và giá chứa mẫu), trong khi đó tỷ lệ giữa chúng (giá trị g) là đặc tính bên trong của tâm thuận từ và tọa độ vị trí của chúng. Để biết thêm thông tin, xem [1] đến [7].

Các qui trình xử lý chiếu xạ sẽ sinh ra các gốc radical mà có thể được phát hiện tại các phần cứng và các phần khô của thực phẩm. Cường độ tín hiệu nhận được sẽ tăng theo nồng độ các hợp chất thuận từ và do đó liên quan trực tiếp đến liều chiếu xạ đã sử dụng.

3. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

3.1. Phổ kế ESR X-Band có bán sẵn, gồm có: nam châm, cầu vi sóng, bảng điều khiển với bộ kiểm soát từ trường và kênh tín hiệu, các hốc hình trụ hoặc hình chữ nhật.

3.2. Thiết bị đo giá trị G, gồm có: máy đếm tần số, đầu đo từ trường (máy đo cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)) hoặc bất kỳ thiết bị nào có lắp bộ đo giá trị g.

3.3. Các ống ESR, có đường kính trong khoảng 4,0 mm (ví dụ; như ống thạch anh SuprasilÒ1))

3.4. Cân, chính xác đến 1 mg (tùy chọn).

3.5. Tủ sấy chân không phòng thử nghiệm hoặc máy làm đông khô.

3.6. Dao mổ.

4. Cách tiến hành

4.1. Chuẩn bị mẫu

Cắt mẫu quả thành từng miếng thích hợp (khoảng 50 mg đến 100 mg), ví dụ: sử dụng dao mổ.

CHÚ THÍCH Các phần khác nhau của cùng một quả có thể chứa các lượng đường tinh thể khác nhau vì vậy tốt nhất nên lấy mẫu thử nghiệm từ các phần bên ngoài của quả.

Chuyển mẫu vừa lấy sang ống ESR (3.3) và tiến hành đo ngay.

Nếu mẫu không đủ khô sẽ gây ra khó khăn khi chỉnh các hốc của máy đo phổ. Trong trường hợp này tốt nhất nên giảm lượng mẫu hoặc sấy khô mẫu hơn. Mẫu nên được sấy hoặc làm khô trong tủ sấy chân không ở 40 oC dưới áp suất giảm dần hoặc trong máy làm đông khô.

CẢNH BÁO Sấy ở nhiệt

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7747:2007 (EN 13708:2002) về thực phẩm - Phát hiện chiếu xạ đối với thực phẩm chứa đường tinh thể bằng phương pháp đo phổ ESR

  • Số hiệu: TCVN7747:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản