Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7746 : 2007

THỰC PHẨM – PHÁT HIỆN CHIẾU XẠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO CƯỜNG ĐỘ PHÁT QUANG DO KÍCH THÍCH ÁNH SÁNG

Foodstuffs – Detection of irradiated food using photostimulated luminescence

Lời nói đầu

TCVN 7746:2007 hoàn toàn tương đương với EN 13751:2002;

TCVN 7746:2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F5/SC1 Thực phẩm chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỰC PHẨM – PHÁT HIỆN CHIẾU XẠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO CƯỜNG ĐỘ PHÁT QUANG DO KÍCH THÍCH ÁNH SÁNG

Foodstuffs – Detection of irradiated food using photostimulated luminescence

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phát hiện chiếu xạ bằng cách đo cường độ phát quang do kích thích ánh sáng (PSL). Kỹ thuật mô tả dưới đây bao gồm bước đo cường độ PSL khởi đầu dùng cho mục đích sàng lọc và tiếp theo là dùng phương pháp hiệu chuẩn để xác định độ nhạy PSL nhằm hỗ trợ cho việc phân loại. Điều cần thiết là phải khẳng định những kết quả sàng lọc dương tính bằng cách sử dụng PSL hiệu chuẩn hoặc bằng các phương pháp chuẩn khác [ví dụ như từ TCVN 7408 (EN 1784) đến TCVN 7412 (EN 1788)] hoặc bằng phương pháp đã được thẩm định.

Phương pháp này đã được thử nghiệm liên phòng thử nghiệm thành công trên động vật có vỏ, thảo mộc và các loại gia vị [1]. Từ các kết quả nghiên cứu khác nhau có thể kết luận rằng phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều loại thực phẩm [2], [3], [4].

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Phát quang do kích thích ánh sáng [photostimulated luminescence (PSL)]

Hiện tượng đặc biệt của bức xạ sinh ra từ năng lượng dự trữ trong các vật mang điện tích bị bẫy. Sự giải phóng năng lượng dự trữ này bằng các kích thích ánh sáng sinh ra các tín hiệu phát quang có thể phát hiện được.

2.2. Cường độ PSL (PSL intensity)

Lượng ánh sáng phát hiện được trong quá trình kích thích quang học, đo bằng tốc độ đếm hạt photon.

2.3. PSL sàng lọc hoặc PSL khởi đầu (screening PSL or initial PSL)

Cường độ PSL đo được từ mẫu ban đầu như khi mẫu nhận được hoặc sau khi đã chuẩn bị.

2.4. PSL hiệu chuẩn (calibrated PSL)

Cường độ PSL đo được từ mẫu thử nghiệm đã qua xử lý chiếu xạ với liều biết trước, sau khi đo PSL khởi đầu của mẫu.

2.5. Ngưỡng đo (thresholds)

Giá trị cường độ PSL dùng để phân loại. Khi ở chế độ sàng lọc, dùng hai ngưỡng là ngưỡng dưới (T1) và ngưỡng trên (T2) để phân loại mẫu

2.6. Kết quả PSL âm tính (negative PSL result)

Cường độ PSL nhỏ hơn ngưỡng dưới (nhỏ hơn T1)

2.7. Kết quả PSL trung gian (intermediate PSL result)

Cường độ PSL nằm giữa ngưỡng trên và ngưỡng dưới (lớn hơn hoặc bằng T1, nhỏ hơn hoặc bằng T2).

2.8. Kết quả PSL dương tính (positive PSL result)

Cường độ PSL lớn hơn ngưỡng trên (lớn hơn T2)

2.9. Đếm trong tối (dark count)

Tốc độ đếm photon trong bộ nhân quang với một buồng trống không có kích thích ánh sáng.

2.10. Đếm ngoài sáng (light count)

Tốc độ đếm photon với một nguồn sáng chuẩn (ví dụ: chất nhấp nháy chứa 14C, hoặc tương đương) trong buồng mẫu.

2.11. Vận hành buồng mẫu trống (empty chamber run)

Cường độ PSL đo được từ buồng mẫu trống để đảm bảo buồng mẫu không bị nhiễm bẩn.

3. Nguyên tắc

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7746:2007 (EN 13751:2002) về thực phẩm - phát hiện chiếu xạ bằng phương pháp đo cường độ phát quang do kích thích ánh sáng

  • Số hiệu: TCVN7746:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản