Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7412 : 2004

EN 1788 : 2001

THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN THỰC PHẨM CHIẾU XẠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT PHÁT QUANG ĐỐI VỚI LOẠI CÓ THỂ TÁCH KHOÁNG SILICAT

Foodstuffs – Thermolumiecence detection of irradiated food from whitch silicate minerals can be isolated

Lời nói đầu

TCVN 7412 : 2004 hoàn toàn tương đương với EN 1788 : 2001;

TCVN 7412 : 2004 do Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC/F5/SC1 Thực phẩm chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN THỰC PHẨM CHIẾU XẠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT PHÁT QUANG ĐỐI VỚI LOẠI CÓ THỂ TÁCH KHOÁNG SILICAT

Foodstuffs – Thermolumiecence detection of irradiated food from whitch silicate minerals can be isolated

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phát hiện các thực phẩm và/hoặc thành phần của thực phẩm đã được chiếu xạ bằng việc phân tích nhiệt phát quang các chất khoáng silicat. Phương pháp này áp dụng cho các loại thực phẩm mà lượng khoáng silicat có thể tách được đáng kể.

Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trên các phép thử liên phòng thí nghiệm đối với thảo mộc và gia vị cũng như các hỗn hợp của chúng [1] đến [3], các loài giáp xác bao gồm tôm và tôm he [4] đến [6], rau quả tươi và rau quả khô [7] đến [9], khoai tây [10]. Các nghiên cứu khác [11] đến [46] cho thấy phương pháp này cũng có thể áp dụng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4851 – 89 (ISO 3696 : 1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1. Nhiệt phát quang [Thermoluminecence (TL)]

Sự phát xạ ánh sáng xảy ra khi đốt vật liệu rắn bổ sung cho bức xạ vật đen, do sự kích thích nhiệt các phần tử mang điện tích bị bắt trước đó.

3.2. Cường độ nhiệt phát quang (TL intensity)

Lượng ánh sáng phát hiện được trên khoảng đơn vị nhiệt độ tại tốc độ gia nhiệt đã định. Cường độ nhiệt phát quang tích hợp trên dải nhiệt độ đã định được đo bằng số đếm photôn hoặc culông.

3.3. Đường phát quang (Glow curve)

Sự thay đổi cường độ nhiệt phát quang theo nhiệt độ. Sự tích hợp đường phát quang được biểu thị bằng số đếm hoặc culông tùy thuộc vào thiết bị sử dụng.

3.4. Đường phát quang 1 (Glow 1)

Đường phát quang 1 ghi được từ các chất khoáng của mẫu đã chuẩn bị.

3.5. Đường phát quang 2 (Glow 2)

Đường phát quang 2 ghi được từ các chất khoáng của mẫu đã chuẩn bị sau khi đo đường phát quang 1 và tiếp tục được chiếu xạ tới liều cố định đã biết cho từng mục đích chuẩn hóa.

3.6. Tỷ lệ các đường phát quang (TL glow ratio)

Tỷ lệ cường độ nhiệt phát quang thích hợp của đường phát quang 1 đối với đường phát quang 2, được xác định trong dải nhiệt độ đã quy định.

3.7. Mức cường độ nhiệt phát quang tích hợp tối thiểu có thể phát hiện được [Minimium detectable Integrated TL-intensity Level (MDL)].

Mức thử trắng (glow 1) cộng ba độ lệch chuẩn trên dải nhiệt độ quy định (quy trình thử trắng hoàn chỉnh được đo song song với mẫu sử dụng các phần dung dịch gốc giống nhau và thực hiện tất cả các bước của q

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7412:2004 (EN 1788 : 2001) về thực phẩm - Phát hiện thực phẩm chiếu xạ bằng phương pháp nhiệt phát quang đối với loại có thể tách khoáng silicat do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7412:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản