Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA VỎ GỖ
1.1.1. Quy phạm này áp dụng cho việc phân cấp, đóng mới, sửa chữa, hoán cải/ phục hồi các phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ (sau đây gọi là phương tiện) hoạt động trong vùng sông hồ, đầm và vịnh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có một trong các đặc trưng sau:
1.1.1.1. Chiều dài tàu (L) từ 20 mét trở lên;
1.1.1.2. Máy chính có công suất (Ne) từ 37 kW (50 sức ngựa) trở lên.
1.1.2. Những vấn đề hoặc các phần không đề cập trọng Quy phạm này phải tuân thủ những quy định ở các phần tương ứng của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa (TCVN5801:2005).
Quy phạm này không bắt buộc thực hiện đối với phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và các phương tiện thể thao.
1.1.3. Quy phạm này không áp dụng cho phương tiện chở xô hóa chất, tàu cá.
1.1.4. Khuyến khích áp dụng các quy định của Quy phạm này ở mức độ có thể thực hiện được và hợp lý đối với những phương tiện không thuộc phạm vi áp dụng của Quy phạm.
1.2.1. Luật Giao thông đường thuỷ nội địa;
1.2.2. TCVN5801:2005 – Quy phạm Phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa;
1.2.3. TCVN1072-71 Gỗ - phân nhóm theo tính chất cơ lý.
Ngoài những định nghĩa và giải thích đã nêu trong Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa (TCVN5801:2005). Quy phạm này sử dụng những định nghĩa và giải thích sau đây:
1.3.1. Chiều dài giữa hai đường vuông góc (Lpp) là khoảng cách tính bằng mét, đo theo phương nằm ngang, từ mép trước của sống mũi đến tâm trục lái, tại đường nước toàn tải (xem Hình 1).
1.3.2. Chiều dài (L) là khoảng cách tính bằng mét, đo theo phương nằm ngang, từ mép trước của sống mũi đến mép sau sống đuôi tại đường nước toàn tải (Xem Hình 1).
1.3.3. Chiều dài toàn bộ (Lmax) là khoảng cách tính bằng mét, đo theo phương nằm ngang, từ mút mũi đến mút đuôi của phương tiện (Xem Hình 1).
1.3.4. Chiều rộng (B) là khoảng cách tính bằng mét, đo theo phương nằm ngang giữa hai mặt ngoài của tiết diện sườn, tại điểm giữa của L (Xem Hình 2).
1.3.5. Chiều cao mạn (D) là khoảng cách tính bằng mét, đo theo phương thẳng đứng, từ giao tuyến của ván đáy với phần sống dưới đáy đến mặt trên xà ngang boong tại mạn, tại điểm giữa của L (Xem Hình 2).
1.3.6. Chiều chìm (d) là khoảng cách tính bằng mét, đo theo phương thẳng đứng, từ giao tuyến của ván đáy với phần sống dưới đáy đến đường nước toàn tải, tại điểm giữa của L (Xem Hình 2).
1.3.7. Đường nước toàn tải là đường nước ứng với trạng thái tàu chở đủ tải, gồm: hàng hoá/ hành khách, dự trữ (dầu, nước, lương thực thực phẩm…) và nước dằn.
1.3.8. Các phần của thân phương tiện (sau đây gọi là thân tàu):
Thân tàu được chia thành các phần cơ bản sau (Xem Hình 1)
- Phần đuôi tàu - Là phần thân tàu có chiều dài bằng 0,3L tính từ đường vuông góc đuôi về mũi;
- Phần mũi tàu - Là phần thân tàu có chiều dài bằng 0,3L tính từ đường vuông góc mũi về đuôi;
- Phần giữa tàu - Là phân thân tàu có chiều dài bằng 0,4 L giữa phần mũi và phần đuôi.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BGTVT về phân cấp và đóng ụ nổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 84:2014/BGTVT về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 95:2016/BGTVT về Phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu polypropylen copolyme
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 264:2006 về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1072:1971 về gỗ - phân nhóm theo tính chất cơ lý
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 51: 2012/BGTVT về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ xi măng lưới thép do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 55:2013/BGTVT về phân cấp và đóng ụ nổi do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-1:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thuỷ nội địa - Phần 1: Quy định chung
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-2:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - Phần 2: Thân tàu và trang thiết bị
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-3:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - Phần 3: Hệ thống máy tàu
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-4:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - Phần 4: Trang bị điện
- 9Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 84:2014/BGTVT về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ
- 10Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 95:2016/BGTVT về Phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa chế tạo bằng vật liệu polypropylen copolyme
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7094:2007 về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ gỗ
- Số hiệu: TCVN7094:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra