Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5801-4:2005

QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

PHẦN 4 - TRANG BỊ ĐIỆN

CHƯƠNG 1 -

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Quy định chung

1.1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1.1 Những yêu cầu ở Phần này áp dụng cho thiết bị điện và dây dẫn dùng trên tàu thủy hoạt động trong vùng thủy nội địa của Việt Nam (sau đây gọi là "Trang bị điện").

1.1.1.2 Phần này khuyến khích áp dụng cho các thiết bị điện dùng trên các tàu không thuộc phạm vi áp dụng của Quy phạm này.

1.1.1.3 Việc thay thế một hay nhiều máy điện quan trọng (bao gồm: máy phát điện, động cơ điện phục vụ hoạt động của máy chính, động cơ điện máy lái, máy neo) và một hay nhiều đường cáp điện động lực cũng như trang bị thiết bị điện mới phải phù hợp với những yêu cầu ở Phần này.

1.1.1.4 Trang bị điện của tàu trong quá trình khai thác phải được kiểm tra định kỳ, hàng năm, bất thường như được quy định ở Chương 3, Phần 1B của Quy phạm này.

1.1.2 Thay thế tương đương

Có thể chấp nhận trang bị điện không hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của Phần này, nếu có lý do xác đáng và được Đăng kiểm chấp nhận tương đương với những quy định nêu trong Phần này.

1.1.3 Trang bị điện có đặc điểm thiết kế kiểu mới

Đối với trang bị điện được chế tạo hoặc lắp đặt có đặc điểm thiết kế kiểu mới thì Đăng kiểm có thể chấp thuận việc áp dụng những yêu cầu thích hợp của Phần này tới mức có thể được kèm theo những yêu cầu bổ sung nêu trong thiết kế và quy trình thử khác với yêu cầu đã nêu ở Phần này. Trong trường hợp này, Đăng kiểm chấp nhận trang bị đó nếu chúng được chứng minh phù hợp với mục đích sử dụng và có thể duy trì hoạt động của thiết bị đẩy tàu và đảm bảo an toàn cho con người và tàu đến mức mà Đăng kiểm thấy thỏa mãn.

1.1.4 Thuật ngữ và định nghĩa

1.1.4.1 Trong Phần này sử dụng các thuật ngữ được định nghĩa sau đây:

(1) Vùng nguy hiểm: là vùng hoặc không gian có chứa các chất dễ cháy hoặc dễ nổ và từ các chất này cũng dễ sinh ra khí hoặc hơi dễ cháy hoặc dễ nổ;

(2) Cắt chọn lọc: là sự bố trí sao cho chỉ có thiết bị bảo vệ gần điểm hư hỏng nhất được mở tự động nhằm duy trì nguồn cung cấp năng lượng cho phần còn lại của mạch không bị hỏng khi xuất hiện hư hỏng ở mạch có các thiết bị bảo vệ được mắc nối tiếp;

(3) Cắt ưu tiên: là sự bố trí sao cho các thiết bị bảo vệ các mạch không quan trọng được mở tự động để bảo toàn nguồn cấp năng lượng cho các thiết bị quan trọng khi bất kỳ một máy phát nào bị quá tải hoặc tương tự;

(4) Điều kiện hoạt động và sinh hoạt bình thường: là điều kiện mà ở đó tàu nói chung, máy móc, thiết bị phục vụ, phương tiện và thiết bị trợ giúp máy chính, khả năng lái, hàng giang an toàn, sự an toàn phòng cháy và ngập nước, thông tin tín hiệu nội bộ và bên ngoài, các phương tiện thoát thân cũng như các điều kiện tiện lợi phục vụ sinh hoạt cho con người làm việc bình thường và đúng chức năng;

(5) Điều kiện sự cố: là điều kiện mà tất cả các thiết bị phục vụ cần thiết cho điều kiện hoạt động và sinh hoạt bình thường không làm việc do hư hỏng nguồn điện chính;

(6) Nguồn điện chính: là nguồn cấp điện cho bảng điện chính để phân phối cho tất cả các thiết bị phục vụ cần thiết để duy trì tàu ở điều kiện hoạt động và sinh hoạt bình thường;

(7) Trạm phát đi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-4:2005 về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa - Phần 4: Trang bị điện

  • Số hiệu: TCVN5801-4:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản