Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6908 : 2010

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – KHUNG HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI

Framework for pest risk analysis

Lời nói đầu

TCVN 6908:2010 thay thế TCVN 6908:2001;

TCVN 6908:2010 được xây dựng dựa trên ISPM 02 (2007);

TCVN 6908:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F19 Kiểm dịch thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Phân tích nguy cơ dịch hại (PTNCDH) đưa ra các lý do sử dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật (KDTV) đối với vùng PTNCDH cụ thể. PTNCDH đáng giá bằng chứng minh khoa học để xác định xem có sinh vật nào đó là dịch hại hay không. Nếu có, phép phân tích sẽ đánh giá khả năng du nhập và lan rộng của dịch hại và khả năng tác động kinh tế của chúng trong vùng xác định bằng việc sử dụng biện pháp sinh học hoặc chứng minh khoa học và kinh tế khác. Nếu nguy cơ được coi là không thể chấp nhận được, thì việc phân tích có thể tiếp tục bằng cách lựa chọn biện pháp quản lý mà có thể làm giảm nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được. Sau đó, biện pháp quản lý nguy cơ dịch hại được lựa chọn có thể sử dụng để xây dựng các quy định về KDTV.

Đối với một số sinh vật, đã được biết trước chúng là dịch hại, nhưng đối với một số khác, thì câu hỏi đặt ra là chúng có phải là dịch hại đầu tiên không[1].

Nguy cơ dịch hại mà do sinh vật du nhập theo đường lan truyền cụ thể, ví dụ như hàng hóa, cũng cần xem xét PTNCDH. Bản thân hàng hóa không thể tạo ra nguy cơ dịch hại nhưng có thể là nơi ẩn náu của dịch hại. Danh mục những sinh vật này được liệt kê trong giai đoạn đầu tiên. Các sinh vật cụ thể có thể được phân tích riêng rẽ hoặc phân tích theo nhóm khi mà các loài riêng rẽ này có một phần đặc điểm sinh học chung.

Hiếm có trường hợp, bản thân hàng hóa có thể tạo ra nguy cơ dịch hại. Khi cố tình du nhập và thiết lập môi trường sống đã được dự tính trong vùng mới, thì các sinh vật được nhập khẩu như hàng hóa (ví dụ thực vật dùng để gieo trồng, tác nhân. Phòng trừ sinh học, các sinh vật có ích khác và các sinh vật sống biến đổi gen (LMO)) có thể tạo nguy cơ lan rộng một cách ngẫu nhiên đến môi trường sống chưa được tính trước, làm tổn thương đến thực vật hoặc sản phẩm thực vật. Những mối nguy như vậy cũng có thể được phân tích bằng quá trình PTNCDH.

Quá trình PTNCDH được áp dụng cho các loài dịch hại trên các thực vật đã được canh tác, hệ thực vật hoang dại, phù hợp với phạm vi của IPPC. Quá trình này không bao gồm việc phân tích các nguy cơ ngoài phạm vi của Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC).

Các điều khoản của các công ước quốc tế khác có thể dùng để đánh giá nguy cơ (ví dụ: Công ước về đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về sinh học).

Cấu trúc của PTNCDH

Quá trình PTNCDH gồm có ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Khởi đầu;

- Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại;

- Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại;

Thu thập thông tin, chứng minh bằng tài liệu và thông tin về nguy cơ được tiến hành thông qua quá trình PTNCDH. Việc PTNCDH không nhất thiết là một quá trình tuyến tính, bởi vì trong toàn bộ quá trình phân tích nó có thể cần phải tiến hành lại ở các giai đoạn khác nhau.

Sửa đổi tiêu chuẩn này

Trong tiêu chuẩn này chú trọng sửa đổi các vấn đề sau:

- sắp xếp nội dung theo bản năm 1997 của IPPC;

- sắp xếp nội dung với sự phát triển thêm về khái niệm của phạm vi PTNCDH và quy trình nêu trong ISPM No. 3, TCVN 7668:2007 và ISPM No. 21;

- bao gồm cả dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại thuộc diện KDTV (RNQP) trong mô tả quá trình PTNCDH;

- bao gồm cả các sinh vật trước đó chưa được biết đến là dịch hại trong mô tả quá trình PTNCDH;

- bao gồm cả các khía cạnh chung cho tất cả các giai đoạn PTNCDH trong mô tả PTNCDH.

Vì vậy, tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn chi tiết về giai đoạ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6908:2010 về kiểm dịch thực vật - khung hướng dẫn phân tích nguy cơ dịch hại

  • Số hiệu: TCVN6908:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản