Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7668 : 2007

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI ĐỐI VỚI DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT, BAO GỒM PHÂN TÍCH NGUY CƠ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT SỐNG BIẾN ĐỔI GEN.

Pest risk analysis for quarantine pests including analysis of environmental risks and living modified organisms

Lời nói đầu

TCVN 7668:2007 được xây dựng dựa trên ISPM No.11, FAO, Rome, 2004;

TCVN 7668:2007 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F7/SC1 Kiểm dịch thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI ĐỐI VỚI DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT, BAO GỒM PHÂN TÍCH NGUY CƠ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH VẬT SỐNG BIẾN ĐỔI GEN.

Pest risk analysis for quarantine pests including analysis of environmental risks and living modified organisms

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn việc phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) để xác định một loài dịch hại có phải là dịch hại kiểm dịch thực vật (KDTV) hay không. Tiêu chuẩn này mô tả qui trình tổng hợp được sử dụng để đánh giá nguy cơ cũng như lựa chọn các giải pháp quản lý nguy cơ.

Tiêu chuẩn này cũng bao gồm những chi tiết liên quan đến phân tích nguy cơ dịch hại thực vật đối với môi trường và tính đa dạng sinh học, kể cả những nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thực vật hoang dại, môi trường sống và hệ sinh thái trong vùng PRA. Một số bình luận giải thích về phạm vi của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật (IPPC) đối với nguy cơ về môi trường được nêu trong Phụ lục A.

Hướng dẫn này cũng bao gồm hướng dẫn đánh giá nguy cơ về KDTV tiềm tàng đối với thực vật và sản phẩm thực vật do các sinh vật sống biến đổi gen (LMO) tạo ra. Hướng dẫn này không làm thay đổi phạm vi của tiêu chuẩn mà làm rõ hơn các vấn đề có liên quan đến PRA đối với LMO. Những bình luận giải thích về phạm vi của IPPC đối với phân tích nguy cơ dịch hại LMO được nêu trong Phụ lục B.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 3937:2007, Kiểm dịch thực vật – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6907:2001, Biện pháp Kiểm dịch thực vật – Các nguyên tắc KDTV liên quan đến thương mại quốc tế.

TCVN 7515:2005, Kiểm dịch thực vật – Yêu cầu để thiết lập các vùng không nhiễm dịch hại.

TCVN 7517:2005, Kiểm dịch thực vật – Xác định tình trạng dịch hại trong một vùng.

TCVN 7669:2007, Yêu cầu đối với việc thiết lập các khu vực và địa điểm sản xuất không nhiễm dịch hại.

ISPM No.3, Code of conduct for the import and release of exotic biological control agents (Mã sản xuất cho việc nhập khẩu và phóng thả đối với những tác nhân điều kiện sinh học ngoại lai), FAO, Rome, 1996.

ISPM No.7, Export certification system (Hệ thống chứng nhận xuất khẩu), FAO, Rome, 1997.

ISPM No.12, Guidelines for phytosanitary certificates (Hướng dẫn đối với Giấy chứng nhận KDTV), FAO, Rome, 2001.

Cartagena Protocol on Biosafety to the Convention on Biological Diversity (Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học theo Công ước về Đa dạng sinh học), 2000, CBD, Montreal.

International Plant Protection Convention (Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật), FAO, Rome, 1997.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa theo TCVN 3937:2007.

4. Khái quát yêu cầu

Mục đích của việc phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) trong một vùng cụ thể nhằm xác định loài dịch hại hoặc đường lan truyền và đánh giá nguy cơ của chúng để xác địn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7668:2007 về kiểm dịch thực vật - phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen

  • Số hiệu: TCVN7668:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản