Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13504-2:2022

KIỂM DỊCH THỰC VẬT - QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU
PHẦN 2: SINH VẬT KÝ SINH

Procedure for environmental risk analysis of beneficial organisms imported
Part 2: Parasitoids

Lời nói đầu

TCVN 13504-2:2022 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13504:2022, Kiểm dịch thực vật - Quy trình phân tích nguy cơ đến môi trường của sinh vật có ích nhập khẩu gồm các phần sau đây:

- TCVN TCVN 13504-1:2022, Phần 1: Sinh vật bắt mồi

- TCVN TCVN 13504-2:2022, Phần 2: Sinh vật ký sinh

 

KIỂM DỊCH THỰC VẬT - QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU
PHẦN 2: SINH VẬT KÝ SINH

Procedure for environmental risk analysis of beneficial organisms imported
Part 2: Parasitoids

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình phân tích nguy cơ đến môi trường của sinh vật ký sinh có ích nhập khẩu.

2  Thuật ngữ - định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Sinh vật có ích (beneficial organism)

Sinh vật có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật có ích, côn trùng có ích, động vật và các sinh vật có ích khác.

2.2

Sinh vật gây hại (pest)

Sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác.

2.3

Ký sinh (loài ký sinh) (parasitoide)

Loài sinh vật sống ở bên ngoài hoặc bên trong cơ thể sinh vật khác (vật chủ) và sử dụng sinh vật này làm thức ăn, sau đó giết chết vật chủ, trong thời gian sống, loài ký sinh có thể tấn công nhiều hơn một vật chủ.

2.4

Vật chủ chủ đích của loài ký sinh (target host)

Loài sinh vật gây hại cần được phòng trừ bằng loài ký sinh.

2.5

Thiết lập quần thể (establishment)

Sự tồn tại và phát triển trong tương lai gần của một loài sinh vật gây hại tại một vùng sau khi xâm nhập.

2.6

Lan rộng (spread)

Sự mở rộng phạm vi phân bố địa lý của loài sinh vật gây hại trong một vùng.

3  Nội dung phân tích nguy cơ

3.1  Yêu cầu chung

Việc áp dụng quy trình phân tích nguy cơ đến môi trường của sinh vật ký sinh nhập khẩu được thực hiện trước khi được phép nhập khẩu.

Trước khi tiến hành phân tích nguy cơ, cần thu thập đủ các thông tin về sinh vật ký sinh (xem Phụ lục A) của nước nhập khẩu từ các nguồn tài liệu đã được công bố chính thức.

3.2  Quy trình phân tích nguy cơ

3.2.1 Giai đoạn 1: Xác định sinh vật ký sinh đề xuất nhập khẩu cần đánh giá nguy cơ

Dựa vào thông tin về loài ký sinh được đề xuất nhập khẩu, bao gồm: các báo cáo phân tích nguy cơ (nếu có), phân bố và hiện trạng quản lý (nêu cụ thể các vùng phân bố và tính chất phân bố rộng hay hẹp) từ đó sẽ quyết định một trong hai lựa chọn sau:

- Nếu sinh vật ký sinh này là loài bản địa hoặc đã được nhập khẩu: Dừng đánh giá nguy cơ.

- Nếu sinh vật ký sinh này k

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13504-2:2022 về Kiểm dịch thực vật - Quy trình phân tích nguy cơ đến môi trường của sinh vật có ích nhập khẩu - Phần 2: Sinh vật ký sinh

  • Số hiệu: TCVN13504-2:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản