Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6089 : 2004

ISO 249 : 1995

CAO SU THIÊN NHIÊN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BẨN

Rubber, raw natural - Determination of dirt content

Lời nói đầu

TCVN 6089:2004 thay thế TCVN 6089:1995

TCVN 6089:2004 hoàn toàn tương đương với ISO 249 : 1995

TCVN 6089:2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện nghiên cứu cao su - Tổng Công ty Cao su Việt Nam, Tổng cụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ khoa học và Công nghệ ban hành.

 

CAO SU THIÊN NHIÊN - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BẨN

Rubber, raw natural - Determination of dirt content

CẢNH BÁO - Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề an toàn liên quan khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn và bảo vệ sức khỏe phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất bẩn đối với cao su thô thiên nhiên.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để xác định hàm lượng chất bẩn dưới dạng nhiễm bẩn bề mặt.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 6086 : 2004 (ISO 1795 : 2000) Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

ISO 565 : 1990 Test sieves - Metal wire cloth, perforated metal plate and electroformed sheet - Nominal sizes of openings (Rây thử nghiệm - Sợi kim loại, đĩa kim loại đục lỗ và tấm đúc điện - Kích thước danh nghĩa của lỗ).

ISO 2393: 1994 Rubber test mixes - Preparation, mixing and vulcanization - Equipment and procedures (Hỗn hợp cao su thử nghiệm - Chuẩn bị, trộn và lưu hóa - Thiết bị và cách tiến hành).

ISO/TR 9272: 1986 Rubber and rubber products - Determination of precision for test method standards (Cao su và các sản phẩm cao su - Xác định độ chụm đối với các tiêu chuẩn về phương pháp thử).

3. Thuốc thử

CẢNH BÁO - Tất cả các phòng ngừa về an toàn và sức khỏe được thừa nhận phải được thực hành trong quá trình thao tác phân tích, đặc biệt lưu ý về xử lý an toàn đối với dung môi dễ cháy. Tất cả các dung môi phải tránh nước và chất bẩn.

Trong quá trình phân tích, với bất kỳ lý do nào, chỉ sử dụng thuốc thử có độ tinh khiết phân tích được thừa nhận.

3.1. Xylen hỗn hợp, khoảng sôi từ 1390C đến 1410C.

3.2. Dung môi hydrocacbon thơm - cao được biết như là cồn trắng, khoảng sôi từ 1550C đến 1960C hoặc dung môi hydrocacbon khác có khoảng sôi tương tự.

3.3. Xăng nhẹ, khoảng sôi từ 600C đến 800C hoặc dung môi hydrocacbon khác có khoảng sôi tương tự.

3.4. Toluen.

3.5. Tác nhân peptit hóa cao su.

3.5.1. Xylyl mercaptan, dung dịch 36% (m/m) trong dầu khoáng.

3.5.2. 2-Mercaptobenzothiazole.

3.5.3. Di-(2-benzamidophenyl) disunfua.

3.5.4. Tolyl mercaptan, dung dịch 20% (m/m) đến 40% (m/m) trong dầu khoáng.

3.5.5. Tác nhân peptit hóa cao su hòa tan hoàn toàn khác.

4. Thiết bị

Các thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm và:

4.1. Bình nón, dung tích 250cm3, 500cm3 có nút đậy phù hợp; hoặc cốc thủy tinh dung tích 250cm3, 500cm3 , và mặt kính đồng hồ làm nắp đậy với đường kín

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6089:2004 (ISO 249 : 1995) về Cao su thiên nhiên - Xác định hàm lượng chất bẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN6089:2004
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 14/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản