TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5564 : 1991
BIA
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊ NH ĐỘ AXIT
Lời nói đầu
TCVN 5564 - 1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực 1 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Uỷ ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 655/QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1991.
TCVN 5564 : 1991
BIA. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊ NH ĐỘ AXIT
Beer. Determination of acidity
1. Xác định độ axit bằng phương pháp chuẩn độ với chỉ thị mầu
1.1 Dụng cụ - Hoá Chất
Bình tam giác dung tích 250 ml;
Buret dung tích 25 ml;
Natri hyđroxit, dung dịch 0.1 N;
Phenolphtalein, dung dịch 1% trong cồn 600 .
1.2 Chuẩn bị để phân tích
Theo TCVN 5566 - 1991 mục 1.3.1.
1.3 Tiến hành thử
Dùng pipet hút 10 ml bia sau khi đã loại các khí vào bình tam giác và thêm vào đó 40 - 50 ml nước cất mới đun sôi để nguội. Thêm vài giọt phenolphtalein và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxit 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. Ghi số ml natri hyđroxit 0,1N đã dùng. Thêm 0,2ml natri hyđroxit nữa, nếu màu dung dịch chuyển thành hồng đỏ bền chứng tỏ phép chuẩn độ đã quá. Lấy chỉ số đọc đầu tiên.
1.4 Tính kết quả
1.4.1 Độ axit chuẩn độ được biểu thị bằng số ml dung dịch natri hyđroxit 1N cần trung hoà 100ml bia. Tính kết quả chính xác đến 0,1 ml.
1.4.2 Có thể tính ra hàm lượng axit trong bia, theo axit lắctic, trong đó 1 ml natri hyđroxit 0,1N tương ứng với 0,009g axit lắctic.
Tính kết quả chính xác đến 0,01g/l.
2. Xác định độ axit bằng phương pháp đo điện thế
2.1 Dụng cụ - thuốc thử
pH - mét, sử dụng cặp điện cực thuỷ tinh - calomen;
Máy khuấy từ;
Cốc thuỷ tinh dung tích 100 ml;
Natri hidroxit, dung dịch 0.1 N.
2.2 Tiến hành thử
Dùng pipet hút 50 ml bia mẫu đã được chuẩn bị theo điều 1,2 vào cốc thuỷ tinh. Đặt cốc thuỷ tinh lên máy khuấy từ. Ngâm chìm điện cực vào bia mẫu và bắt đầu tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch natri hidroxit 0,1 N. Việc chuẩn độ tiến hành như sau: thêm từng lượng khoảng 0,5 ml natri hidroxit 0,1N cho tới khi đặt giá trị 7.6 trên bảng đo của máy đo pH. Sau đó tiếp tục thêm từng lượng nhỏ khoảng 0,15 ml natri hidroxit 0,1N cho tới khi đạt giá trị pH = 8,2 thì dùng. Phải khẳng định được sự đồng nhất và cân bằng hoàn toàn của mẫu thử ở pH = 8,2 rồi mới đọc kết quả trên buret.
2.3 Tính kết quả Xem phần 1.4
2.4 Chú thích
1. Không được để đầu điện cực chạm vào thành cốc thuỷ tinh.
2. Tốc độ máy khuấy phải đạt ở mức độ thích hợp để đảm bảo khuấy trộn nhanh nhưng tránh mạnh quá sẽ bắn dung dịch ra ngoài và tạo bọt vì những bọt này có thử giữ tạm thời một lượng xút thêm vào.
3. Ngừng chuẩn độ ở giá trị pH nhỏ hơn 8,6 để làm giảm lượng xút kết bẩn vào điện cực thuỷ tinh.
4. Thường xuyên kiểm tra hiện trạng của máy đo pH bằng dung dịch đệm chuẩn theo hướng dẫn sử dụng thiết bị (catalog)
3 Xác định độ axit thực tế bằng phương pháp độ điện thế
3.1 Dụng cụ - thuốc thử
Máy đo pH có sai số khi đo không qua ± 0.05 pH;
Sử dụng cặp điện cực thuỷ tinh - calomen;
Máy khuấy từ;
Cốc thuỷ tinh dung tích 100 ml;
Kali Clorua, dung dịch bão hoà;
Hai dãy dung dịch đệm chuẩn;
Dãy I có giá trị pH từ 4.0 - 5.0;
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5519:1991 (ST SEV 5808:1986) về bia - Quy tắc nghiệm thu và phương pháp lấy mẫu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5563:1991 về bia - xác định hàm lượng cácbon dioxit (CO2) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5562:1991 về bia - phương pháp xác định hàm lượng etanola (cồn) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6059:1995 về bia - phương pháp xác định độ đắng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6058:1995 về bia - phương pháp xác định điaxetil và các chất đixeton khác do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6061:1995 về bia – phương pháp xác định độ màu
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6059:2009 về Bia - Phương pháp xác định độ đắng
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6061:2009 về Bia - Xác định độ màu bằng phương pháp quang phổ
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5519:1991 (ST SEV 5808:1986) về bia - Quy tắc nghiệm thu và phương pháp lấy mẫu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5563:1991 về bia - xác định hàm lượng cácbon dioxit (CO2) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5566:1991 về bia - Phương pháp xác định độ màu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5562:1991 về bia - phương pháp xác định hàm lượng etanola (cồn) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6059:1995 về bia - phương pháp xác định độ đắng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6058:1995 về bia - phương pháp xác định điaxetil và các chất đixeton khác do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6061:1995 về bia – phương pháp xác định độ màu
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5564:2009 về Bia - Xác định độ axit
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6059:2009 về Bia - Phương pháp xác định độ đắng
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6061:2009 về Bia - Xác định độ màu bằng phương pháp quang phổ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5564:1991 về bia - phương pháp xác định độ axit do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN5564:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 30/10/1991
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực