Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5075-90

(ISO 2817-1974)

THUỐC LÁ VÀ SẢN PHẨM THUỐC LÁ

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SILIC DIOXIT

Cơ  quan biên soạn:

Trung tâm Tiêu chuẩn – Chất lượng

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học Nhà nước

Quyết định ban hành số 461/QĐ ngày 25 tháng 08 năm 1990

 

THUỐC LÁ VÀ SẢN PHẨM THUỐC LÁ

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SILIC DIOXIT

Tobacco and tobacco products

Determination of silica content

Tiêu chuẩn này quy định 2 phương pháp xác định hàm lượng silic dioxit trong thuốc lá:

- Phương pháp đốt (phương pháp 1)

- Phương pháp nấu ướt (phương pháp 2)

Các phương pháp này áp dụng đối với lá và sợi thuốc lá.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 2817 – 1974.

1. ĐỊNH NGHĨA

Silic dioxit là chất còn lại của lá hay sợi thuốc lá thu được sau khi đốt và chiết bằng axit clohidric (phương pháp 1) hoặc do cách nấu và đốt (phương pháp 2) trong các điều kiện quy định;

2. LẤY MẪU

2.1. Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5080-90

2.2. Chuẩn bị mẫu

Làm khô tự nhiên mẫu thí nghiệm cho đến khi hàm lượng nước còn từ 5 đến 9%, nghiền mẫu cho đến khi toàn bộ mẫu lọt qua mặt sàng có kích thước lỗ 2mm. Trộn kỹ mẫu đã được nghiền, tốt nhất dùng máy. Nếu mẫu chưa được đem phân tích ngay mà còn để lại trong vòng 4 ngày hoặc lâu hơn thì phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 0 đến 5°C trong thùng kín khí, miệng rộng và có khả năng trộn đều mẫu bằng cách quay ngược thùng ít nhất 2 lần trước khi lấy mẫu để phân tích.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐỐT (PHƯƠNG PHÁP 1)

3.1. Nguyên tắc

Đốt mẫu thử trong không khí ở nhiệt độ 550°C, khử kiềm bằng axit clohidric, đốt lại và cân phần còn lại.

3.2. Thuốc thử

3.2.1. Axit clohidric, 1N

3.2.2. Axit nitric đậm đặc (p20 1,42 g/ml)

3.3. Dụng cụ

Những dụng cụ thí nghiệm thông thường nếu không có quy định gì khác và các loại sau:

3.3.1. Cân phân tích

3.3.2. Lò nung thông gió tốt, cho một vùng nhiệt độ đồng đều ở 550 ± 25°C.

3.3.3. Khay sứ hình chữ nhật, chiều dài 50 đến 70 mm, chiều rộng 50 mm, sâu 30 mm, hoặc khay platin có kích thước tương tự.

3.3.4. Bếp điện, có khả năng đạt được 400°C.

3.4. Cách tiến hành

3.4.1. Lượng mẫu cân.

Cân khay đã được làm sạch và khô (3.3.3) chính xác đến 0,001g. Lấy từ thùng đựng mẫu khoảng 10g lượng mẫu cân đã được chuẩn bị và rắc đều lên mặt khay. Cân khay và lượng mẫu cân chính xác đến 0,001g. Khối lượng m1 của lượng mẫu cân được tính chính xác đến 0,001g.

3.4.2. Cách xác định

Đặt khay (3.3.3) có chứa lượng mẫu cân lên bếp điện (3.3.4) và đốt nóng chậm ở nhiệt độ 340 đến 380°C trong tủ hút cho đến khi tro hóa hoàn toàn.

Đưa khay vào lò nung (4.3.2) đã được nung nóng trước tới nhiệt độ 550 ± 25°C và đốt mẫu trong 2 giờ ở nhiệt độ đó, hé mở cửa lò nung để thông gió đều đặn. Lấy khay ra khỏi lò và làm nguội. Nếu thấy than chưa cháy hết thì tiếp tục đốt cho tớ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5075:1990 (ISO 2817-1974)

  • Số hiệu: TCVN5075:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 25/08/1990
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản