Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4295:2009

ĐẬU HẠT - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Pea beans – Test methods

Lời nói đầu

TCVN 4295 : 2009 thay thế TCVN 4295 : 1986;

TCVN 4295 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐẬU HẠT - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Pea beans – Test methods

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử cho đậu xanh (Phaseolus radiatus), đậu đen (Phaseolus mungo) và đậu trắng (Diichos catjang) ở dạng khô.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5451 : 2008 (ISO 13690 : 1999), Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền – Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh

TCVN 6129 (ISO 605), Đậu đỗ - Xác định tạp chất, cỡ hạt, mùi lạ, côn trùng, loài và giống – Phương pháp thử

TCVN 8123 : 2009 (ISO 520 : 1977), Ngũ cốc và đậu đỗ - Xác định khối lượng của 1.000 hạt

TCVN 8124 : 2009 (ISO 2171 : 2007), Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm phụ của chúng – Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp nung

TCVN 8125 : 2009 (ISO 20483 : 2006), Ngũ cốc, đậu đỗ - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô – phương pháp Kjeldahl.

3. Lấy mẫu

Lấy mẫu theo TCVN 5451 : 2008 (ISO 13690 : 1999)

4. Phương pháp thử

4.1. Xác định cảm quan, tạp chất, cỡ hạt và côn trùng

4.1.1. Chuẩn bị mẫu

Chuẩn bị mẫu để kiểm tra cảm quan theo TCVN 6129

4.1.2. Cách tiến hành

Tiến hành xác định cảm quan, tạp chất, cỡ hạt và côn trùng theo TCVN 6129.

4.2. Xác định khối lượng của 1000 hạt, theo TCVN 8123 : 2009 (ISO 520 : 1977)

4.3. Xác định hàm lượng nước

4.3.1. Nguyên tắc

Hàm lượng nước của đậu hạt được xác định theo nguyên tắc sấy đậu hạt đã nghiền nhỏ trong tủ sấy đến khối lượng không đổi.

4.3.2. Thiết bị dụng cụ

Sử dụng thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường, cụ thể như sau:

4.3.2.1. Tủ sấy, có thể điều chỉnh nhiệt độ ở 105oC ± 2oC.

4.3.2.2. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1mg.

4.3.2.3. Hộp kim loại hoặc chén cân thủy tinh.

4.3.2.4. Kẹp kim loại, để gắp hộp hoặc chén cân.

4.3.2.5. Bình hút ẩm.

4.3.2.6. Rây, đường kính lỗ 1mm.

4.3.2.7. Máy nghiền trong thử nghiệm.

4.3.2.8. Lọ thủy tinh có nút mài.

4.3.3. Chuẩn bị mẫu

Dùng cân (4.3.2.2), cân khoảng 300g đậu hạt từ mẫu đã được lấy theo 3.1. Xay hoặc nghiền nhanh lượng mẫu cho đến khi lọt hết qua rây (4.3.2.6), trộn nhanh mẫu đã nghiền và cho vào lọ thủy tinh có nút mài (4.3.2.8). Mẫu đã chuẩn bị phải được bảo quản nơi khô, mát và không được để quá 90 min.

4.3.4. Cách tiến hành

Từ mẫu đã được chuẩn bị (theo 4.3.3) cân 5g mẫu chính xác đến 1mg, cho mẫu vào hộp hoặc chén cân (4.3.2.3) đã được sấy khô đến khối lượ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4295:2009 về đậu hạt - phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN4295:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản