Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6129:1996

ISO 605:1991

ĐẬU ĐỖ

XÁC ĐỊNH TẠP CHẤT, CỠ HẠT, MÙI LẠ, CÔN TRÙNG, LOÀI VÀ GIỐNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Pulses

Determination of impurities, size, foreign odours, insects, and species and variety - Test methods

TCVN 6129-1996 hoàn toàn tương đương với ISO 605-1991;

TCVN 6129-1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F1 Ngũ cốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp chưa có trong các tiêu chuẩn khác nhằm kiểm tra các loại đậu đỗ chưa quachế biến và được dùng làm thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 951:1979. Đậu đóng gói sẵn - lấy mẫu.

3. Lấy mẫu

Lấy mẫu thí nghiệm theo ISO 951.

4. Chuẩn bị mẫu thử

Trộn kỹ mẫu thí nghiệm (điều 3).

5. Xác định tạp chất

5.1. Phần mẫu thử

Trong trường hợp cần thiết, phải giảm mẫu thử (điều 4) thì dùng thiết bị chia mẫu thử tự động hoặc dùng cách chia tư bằng tay theo đường chéo trên khay mẫu để lấy mẫu cho một lần xác định, khối lượng mẫu ít nhất là 200g, riêng với đậu bơ (phaseolus lunatus L.) và đậu răng ngựa (Visia jaba L.) khối lượng mẫu thử ít nhất phải là 300g.

Chú thích 1: Nếu tỷ lệ tạp chất rất nhỏ thì có thể tăng khối lượng mẫu thử.

5.2. Tách mẫu

Việc tách mẫu thử (5.1) thành các nhóm cấu tử nhằm thu được các thông tin liên quan đến các việc sử dụng chúng một cách hợp lý.

Thông thường mẫu thử được tách thành 5 nhóm như sau:

a) Hạt đặc trưng cho loài và giống (5.2.1)

b) Hạt đặc trưng cho loài nhưng giống khác (5.2.2)

c) Hạt cùng loài bị hư hỏng (5.2.3)

d) Tạp chất hữu cơ (5.2.4)

e) Tạp chất vô cơ (5.2.5)

5.2.1. Hạt đặc trưng cho loài và giống

Nhóm này gồm tất cả các hạt nguyên vẹn điển hình, hạt bị nứt hoặc xây xát, hạt bị hỏng nhẹ do côn trùng phá hoại và hạt bị vỡ có kích thước lớn hơn một nửa hạt nguyên.

Tuỳ theo yêu cầu, nhóm này có thể được tách thành các nhóm nhỏ riêng biệt.

5.2.2. Hạt đặc trưng cho loài nhưng khác giống.

Nhóm này gồm các hạt của các giống có hình dạng, kích thước, màu sắc hoặc vỏ bên ngoài khác cơ bản so với hạt của giống đang xem xét.

5.2.3. Hạt bị hư hỏng cùng loài

Nhóm này gồm các hạt bị vỡ, bị côn trùng ăn một phần và xây xát có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn một nửa kích thước hạt nguyên vẹn, hạt bị côn trùng phá hoại đáng kể và các hạt teo, xanh, mọc mầm, mục nát, mốc và bị bệnh.

5.2.4. Tạp chất hữu cơ

Nhóm này gồm vỏ hạt, cọng cây, vỏ quả, lá, hạt bị teo cứng (đậu dọn) v.v... hạt ngũ cốc khác và hạt cỏ dại.

5.2.5. Tạp chất vô cơ

Nhóm này gồm đất, cát, bụi và đá v.v...

5.3. Biểu thị kết quả

Ghi số lượng của từng nhóm cấu tử (từ 5.2.1 đến 5.2.5) tính theo phần trăm khối lượng so với khối lượng mẫu thử.

6. Xác định cỡ hạt của đậu đỗ dùng làm thực phẩm cho người

6.1. Xác định cỡ hạt

Tiến hành xác định cỡ hạt của các hạt đậu đỗ thuộc nhóm mô tả ở 5.2.1 và 5.2.2.

T

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6129:1996 (ISO 605:1991) về đậu đỗ - xác định tạp chất, cỡ hạt, mùi lạ, côn trùng, loài và giống - phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6129:1996
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 27/11/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản