Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8124 : 2009

NGŨ CỐC, ĐẬU ĐỖ VÀ PHỤ PHẨM - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUNG

Cereals, pulses and by-products - Determination of ash yield by incineration

Lời nói đầu

TCVN 8124 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 2171 : 2007;

TCVN 8124 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NGŨ CỐC, ĐẬU ĐỖ VÀ PHỤ PHẨM - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUNG

Cereals, pulses and by-products - Determination of ash yield by incineration

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tro của ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền của chúng được dùng để làm thực phẩm. Các nguồn nguyên liệu bao gồm:

a) hạt ngũ cốc;

b) bột và lõi;

c) các sản phẩm nghiền (cám và các sản phẩm có hàm lượng cám cao, tấm);

d) bột ngũ cốc đã trộn (hỗn hợp);

e) các phụ phẩm từ ngũ cốc ngoài các sản phẩm nghiền; và

f) đậu đỗ và các phụ phẩm của chúng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm tinh bột và các dẫn xuất từ tinh bột (xem ISO 3593), các sản phẩm dùng làm thức ăn chăn nuôi [xem TCVN 4327 (ISO 5984)] hoặc hạt giống.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4846 (ISO 6540), Ngô - Phương pháp xác định hàm lượng ẩm (Ngô bột và ngô hạt).

ISO 712, Cereals and cereals products - Determination of moisture content - Routine reference method [(Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Xác định độ ẩm (Phương pháp chuẩn thông dụng)].

ISO 24557, Pulses - Determination of moisture content - Air-over method (Đậu đỗ - Xác định độ ẩm - Phương pháp dùng lò không khí nóng).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

Tro (ash)

Phần không cháy được còn lại sau khi nung theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

4. Nguyên tắc

Phần mẫu thử được nung cho đến khi chất hữu cơ cháy hoàn toàn, sau đó cân phần cặn còn lại. Phần cặn thu được này có dạng tro xốp sau khi nung ở 550 oC và thủy tinh hóa sau khi nung ở 900 oC.

Nhìn chung, các sản phẩm có chứa muối (ví dụ, natri clorua, pyrophosphat) cần được nung ở nhiệt độ (550 ± 10) oC.

Bảng 1 nêu nhiệt độ nung tương ứng với từng loại sản phẩm.

Bảng 1 - Nhiệt độ nung và loại sản phẩm

Loại sản phẩm

Nhiệt độ nung

Bột

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8124:2009 (ISO 2171 : 2007) về ngũ cốc, đậu đỗ và phụ phẩm - Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp nung

  • Số hiệu: TCVN8124:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản