Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3913 – 84

TÀI LIỆU THIẾT KẾ

DỰ ÁN KỸ THUẬT

System for design documentation

Technical proposal

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu lập dự án kỹ thuật cho sản phẩm của tất cả các ngành công nghiệp.

1. NGUYÊN TẮC CHUNG

1.1. Lập dự án kỹ thuật trong trường hợp nhiệm vụ kỹ thuật có quy định.

1.2. Mục đích của dự án kỹ thuật là bổ sung hoặc làm rõ thêm những yêu cầu đối với sản phẩm mà trong nhiệm vụ kỹ thuật mới nêu khái quát hoặc chưa nói rõ, ví dụ: đặc tính kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng… Điều bổ sung hoặc nói rõ thêm phải dựa trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ và phân tích nhiều phương án khác nhau của sản phẩm.

1.3. Quy định những công việc phải thực hiện trong giai đoạn dự án kỹ thuật trên cơ sở của nhiệm vụ kỹ thuật.

Nói chung, khi lập dự án kỹ thuật, phải tiến hành các công việc sau:

a) vạch ra nhiều phương án, xác định đặc tính (nguyên lý tác dụng, bố trí các phần cấu thành chức năng…) và cấu trúc của các phương án đó. Việc xác định này phải đảm bảo có đủ số liệu chính xác cho từng phương án để tiến hành đánh giá so sánh các phương án được giải quyết;

b) kiểm tra tính đúng đắn của phát minh khả năng cạnh tranh của các phương án và làm đơn đăng ký phát minh;

c) kiểm tra các yêu cầu về tính an toàn, tính vệ sinh sản xuất;

d) đánh giá so sánh các phương án được khảo sát. Việc so sánh được tiến hành theo những chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, ví dụ: độ tin cậy, tính kinh tế, tính mỹ thuật, tính khoa học. Tiến hành đối chiếu các phương án có thể theo chỉ tiêu công nghệ (ước tính chi phí lao động, lượng vật tư cần thiết cho một sản phẩm…), theo chỉ tiêu tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa. Khi đánh giá, cần chú ý đến tính riêng biệt về kết cấu và sử dụng sản phẩm đang thiết kế với sản phẩm hiện có; xu hướng và triển vọng về lĩnh vực này ở trong nước và ở nước ngoài.

Để đánh giá so sánh, nếu cần kiểm tra nguyên lý làm việc của từng phương án cũng như so sánh những chỉ tiêu về tính thuận tiện, tính mỹ thuật của sản phẩm thì có thể chế tạo mô hình theo từng phương án;

e) chọn phương án tối ưu (hoặc nhiều phương án tối ưu) của sản phẩm và nêu cơ sở để lựa chọn: Quy định các yêu cầu đối với sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng…); quy định yêu cầu đối với từng giai đoạn thiết kế tiếp theo cho sản phẩm (các công việc cần thiết; các giải pháp có thể cần khảo sát ở giai đoạn tiếp theo).

Chú thích. Trong quá trình lập dự án kỹ thuật, khi cần thiết có thể thêm các nội dung khác nữa.

1.4. Tài liệu thiết kế lập trong dự án kỹ thuật được dự kiến trước trong nhiệm vụ kỹ thuật và phải phù hợp với TCVN 3819 – 83.

Tài liệu thiết kế lập để chế tạo mô hình không nằm trong bộ tài liệu dự án kỹ thuật.

1.5. Bản in của dự án kỹ thuật (trọn bộ theo KD, TCVN 3823 – 83) dùng để thẩm tra và xét duyệt. Khi thỏa thuận với bên đặt hàng cho phép dùng bản chính của dự án kỹ thuật.

2. YÊU CẦU LẬP TÀI LIỆU

2.1. Yêu cầu chung

2.1.1. Nếu nội dung trong các tài liệu bằng chữ và bản vẽ không nhiều (bao gồm cả những phương án riêng biệt của sản phẩm đang thiết kế) thì nên trình bày thành các bản.

2.1.2. Nếu nội dung các tài liệu bằng chữ nhiều, vì nội dung này gồm nhiều phương án khác nhau, thì trình bày từng phương án theo một trong hai phương pháp sau:

a) trong mỗi phần của tài liệu, mỗi phương án trình bày thành từng phần nhỏ;

b) trong mỗi phần trình bày những điểm chung cho tất cả các phương án trong một phần nhỏ và các đặc tính khác nhau của mỗi phương án trình bày thành một phần nhỏ (hoặc mỗi phương án) một phần nhỏ.

Cuối tài liệu có thể đưa vào phần (hoặc phụ lục) với tiêu đề «đặc tính so sánh» để thuận tiện cho việc so sánh các phương án khảo sát.

2.1.3. Trên bản vẽ và sơ đồ, có thể b

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3913:1984 về Tài liệu thiết kế - Dự án kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN3913:1984
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1984
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản