Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3915 – 84

TÀI LIỆU THIẾT KẾ

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

System for desgin documentation

Technical design

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu lập thiết kế kỹ thuật cho sản phẩm của tất cả các ngành công nghiệp.

1. NGUYÊN TẮC CHUNG

1.1. Lập thiết kế kỹ thuật trong trường hợp nhiệm vụ kỹ thuật hoặc biên bản thảo luận dự án kỹ thuật hay thiết kế sơ bộ có quy định.

1.2. Mục đích thiết kế kỹ thuật là đề ra giải pháp kỹ thuật cuối cùng. Giải pháp này cho khái niệm đầy đủ về kết cấu hợp lý của sản phẩm, để làm cơ sở cho việc lập tài liệu chế tạo.

Khi cần thiết, thiết kế kỹ thuật có thể dự kiến trước nhiều phương án cho các phần cấu thành riêng biệt của sản phẩm. Trong trường hợp này, việc chọn phương án tối ưu được thực hiện trên cơ sở kết quả thử những mẫu thử của sản phẩm.

1.3. Các công việc thực hiện khi lập thiết kế kỹ thuật phải:

đảm bảo được các yêu cầu đề ra cho sản phẩm;

đề ra được giải pháp kết cấu hoàn chỉnh cho sản phẩm;

khái quát về tính công nghệ;

khái quát về mức độ phức tạp trong chế tạo;

khái quát về phương pháp bao gói;

khái quát về phương pháp vận chuyển và lắp đặt ở nơi sử dụng;

khái quát về sự thuận tiện trong vận hành;

khái quát về tính hợp lý và khả năng sửa chữa...;

1.4. Nói chung, khi lập thiết kế kỹ thuật phải tiến hành các công việc sau:

a) đề ra giải pháp kết cấu cho sản phẩm và các phần cấu thành chính;

b) thực hiện những tính toán cần thiết, khẳng định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được quy định trong nhiệm vụ kỹ thuật;

c) lập các sơ đồ nguyên lý cần thiết, sơ đồ lắp...;

d) đề ra và chứng minh các giải pháp kỹ thuật, đảm bảo được những chỉ tiêu về độ tin cậy, đã được quy định trong nhiệm vụ kỹ thuật và các giai đoạn nghiên cứu trước đó.

d) phân tích kết cấu của sản phẩm về tính công nghệ sau khi nghiên cứu nhận xét của xí nghiệp chế tạo, về việc đảm bảo tính công nghệ trong điều kiện sản xuất cụ thể, ví dụ: việc sử dụng trang thiết bị hiện có ở xí nghiệp cũng như trong thiết kế, sử dụng các tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật hiện có ở xí nghiệp chế tạo; vạch ra những thiết bị mới cần thiết để sản xuất sản phẩm.

e) thiết kế, chế tạo và thử mô hình;

g) đánh giá sản phẩm về khả năng vận chuyển, bảo quản, lắp đặt ở nơi sử dụng;

i) đánh giá các chỉ tiêu vận hành (tính lắp lẫn, sự thuận tiện trong bảo dưỡng và sửa chữa, hỏng hóc, kiểm tra chất lượng làm việc của sản phẩm, mức độ đảm bảo kiểm tra trạng thái kỹ thuật bằng phương tiện kiểm tra đã có;

k) trình bày các yêu cầu cuối cùng đối với việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo sản phẩm, vật liệu mới sẽ được sử dụng trong sản phẩm thiết kế;

l) tiến hành các biện pháp bảo đảm trình độ chuẩn hóa và thống nhất hóa của sản phẩm đã đề ra trong nhiệm vụ kỹ thuật;

m) kiểm tra sản phẩm về tính đúng đắn phát minh, khả năng cạnh tranh, trình bày đơn đăng ký phát minh, sáng chế;

n) nêu danh mục sản phẩm mua;

o) thống nhất về kích thước choán chỗ, lắp đặt, lắp nối với người đặt hàng hoặc nơi tiêu thụ;

p) đánh giá trình độ kỹ thuật và chất lượng sản phẩm;

q) lập bản vẽ cho những đơn vị lắp và chi tiết cần cho việc nghiên cứu thiết kế thiết bị chuyên dùng để chế tạo các đơn vị lắp và chi tiết đó;

r) kiểm tra các giải pháp được ứng dụng theo yêu cầu an toàn và vệ sinh công nghiệp;

s) nêu danh mục công việc cần tiến hành ở giai đoạn lập tài liệu chế tạo; bổ sung và (hoặc làm rõ các công việc đã được dự kiến trước trong nhiệm vụ kỹ thuật, dự án kỹ thuật, thiết kế sơ bộ:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3915:1984 về Tài liệu thiết kế - Thiết kế kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN3915:1984
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1984
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản