Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 3135 – 79
BẢO QUẢN GỖ - PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỪ MỐI MỌT CHO ĐỒ GỖ BẰNG BQG1
Wood preservation - Prewentiremethod against insects furniture with preservative BQG1
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phòng, trừ mối, mối, mọt hại đồ gỗ, áp dụng bắt buộc đối với các nhóm gỗ 5, 6, 7, 8.
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Các chi tiết đồ gỗ phải được gia công hoàn chỉnh trước khi bảo quản bằng hóa chất.
1.2. Sau khi xử lý phải có được màng thuốc BQG1 liên tục trên toàn bộ bề mặt gỗ.
1.3. Đồ gỗ sau khi xử lý thuốc 15 – 20 ngày mới được đánh vécni hay sơn.
1.4. Trước khi sơn hoặc đánh vécni, phải lau sạch những tinh thể BQG1 còn bám trên bề mặt gỗ.
1.5. Đồ gỗ đã được bảo quản phải để trong kho dưới mái che kê đà và khô ráo.
2. ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ
Gồm những côn trùng hại gỗ chủ yếu sau đây:
2.1. Mọt cám màu (Lyctus brunneus Stephens)
2.2. Xén tóc gỗ khô (Stromatium longicorne Newman)
2.3. Mối gỗ khô (Cryptotermes domeslicus Haviland)
3. DỤNG CỤ VÀ THUỐC BẢO QUẢN
3.1. Dụng cụ
3.1.1. Nhúng: bể bằng ximăng hoặc kim loại không rò rỉ, có kích thước phù hợp các chi tiết đồ gỗ cần bảo quản, bể phải có nắp đậy kín, đáy bể có rốn để lắng cặn.
3.1.2. Phun: bình phun thuốc trừ sâu phù hợp
3.1.3. Quét: chổi, xô, ống đong.
3.1.4. Cả 3 phương pháp nhúng, phun, quét đều phải tiến hành trên mặt phẳng nghiêng, diện tích của mặt phẳng nghiêng tùy thuộc vào khối lượng đồ gỗ hàng năm của xí nghiệp định bảo quản.
- Mặt phẳng có độ nghiêng 2 ¸ 3%
- Đường rãnh xung quanh mặt phẳng nghiêng để hứng thuốc thừa có chiều rộng 3 – 4 cm và chiều sâu 3 ¸ 4cm.
- Mặt phẳng nghiêng, làm bằng ximăng chống thấm và có lỗ để hứng thuốc thừa từ các rãnh xung quanh.
3.2. Thuốc bảo quản gỗ: BQG1.
4. PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN
4.1. Nguyên tắc chung:
4.1.1. Chi tiết đồ gỗ phải có ẩm độ thăng bằng trong gỗ là 15 ¸ 20 %, rồi mới được đem bảo quản bằng thuốc.
4.1.2. Sau khi xử lý bảo quản mà cần phải gia công lại thì phải bảo quản bổ sung bằng thuốc BQG1.
4.1.3. Lượng thuốc bảo quản gỗ: 350 ¸ 400 ml/m2.
4.2. Các phương pháp bảo quản gỗ
4.2.1. Nhúng: đồ gỗ và các chi tiết đồ gỗ phải được nhúng chìm trong dung dịch thuốc GQG1 trong thời gian 30 ¸ 40 giây.
4.2.2. Phun: khi phun, vòi phun phải cách mặt gỗ 40 ¸ 50cm. Phun 2 lần, sau khi phun lần thứ nhất để cho ráo thuốc BQG1 rồi mới phun lại lần thứ 2. Khi phun phải đứng đầu chiều gió để tránh độc hại của thuốc.
4.2.3. Quét: dùng chổi sơn để quét BQG1 trên toàn bộ bề mặt đồ gỗ, thời gian giữa hai lần quét thuốc như mục 4.2.2. đã quy định
4.2.4. Đối với đồ gỗ đã có côn trùng phá hại bên trong (mọt cám nâu: Lyctus brunneus và mối gỗ khô Cryptotermes domesticus) thì phải dùng BQG1 quét 2 ¸ 3 lần với lượng thuốc 450 ¸ 500 ml/m2.
Đối với gỗ đang bị xén tóc gỗ khô phá hại bên trong và phát ra những giống kêu cọt kẹt, thì dùng khoan để khoan chếch vào gỗ rồi đổ BQG1 vào lỗ khoan, sau đó dùng tre nút lỗ lại, đường kính mũi khoan 2 ¸ 3 mm.
4.2.5. Kiểm tra định tính đối với BQG1 có trong gỗ, theo TCVN 3132 – 69 (phần phụ lục)
5. AN TOÀN LAO ĐỘNG
Vấn đề an toàn lao động trong quá trình sử dụng thuốc BQG1 phải tuân theo những quy định chung trong QPVN 16 – 79
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3137:1979 về bảo quản gỗ - Phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho gỗ dùng làm nguyên liệu giấy
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4738:1989 về bảo quản gỗ - Thuật ngữ và định nghĩa
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5505:1991 về bảo quản gỗ - Yêu cầu chung
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3721:1994 về Thuốc bảo quản gỗ BQG-1
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3722:1994 về Thuốc bảo quản gỗ LN-2
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3133:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp ngâm thường bằng thuốc LN2
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3134:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp phòng mục và mối mọt cho gỗ tròn sau khi khai thác
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3136:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp đề phòng mốc cho ván sàn sơ chế
- 9Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-105:2012/BNNPTNT về quy trình giám định mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 2669/QĐ-BKHCN năm 2008 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3137:1979 về bảo quản gỗ - Phương pháp phòng nấm gây mục và biến màu cho gỗ dùng làm nguyên liệu giấy
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4738:1989 về bảo quản gỗ - Thuật ngữ và định nghĩa
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5505:1991 về bảo quản gỗ - Yêu cầu chung
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3721:1994 về Thuốc bảo quản gỗ BQG-1
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3722:1994 về Thuốc bảo quản gỗ LN-2
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3132:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp xử lý bề mặt bằng thuốc BQG1
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3133:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp ngâm thường bằng thuốc LN2
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3134:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp phòng mục và mối mọt cho gỗ tròn sau khi khai thác
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3136:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp đề phòng mốc cho ván sàn sơ chế
- 11Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-105:2012/BNNPTNT về quy trình giám định mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) và mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum LeConte) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3135:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp phòng trừ mối, mọt cho đồ gỗ bằng thuốc BQG1
- Số hiệu: TCVN3135:1979
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1979
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra