Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3133 – 79

BẢO QUẢN GỖ

PHƯƠNG PHÁP NGÂM THƯỜNG LN2

Wood prasewation

The open-lank method with preservative LN2

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp ngâm thường để bảo quản gỗ xẻ dùng trong xây dựng. Gỗ xẻ được bảo quản bằng thuốc LN2 có tác dụng phòng trừ côn trùng và nấm hại gỗ.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Trước khi tẩm, phân gỗ thành nhóm để tẩm, trung bình khó tẩm theo danh sách ở phụ lục 2.

1.2. Gặp loại gỗ chưa có trong phụ lục 1, tạm thời sắp xếp loại gỗ đó vào nhóm theo phụ lục 3.

1.3. Trước khi tẩm, cần kiểm tra ẩm độ gỗ theo TCVN 358 – 75. Ẩm độ gỗ thích hợp nhất khi tẩm là 35 ± 5%.

1.4. Thời gian ngâm đối với các loại gỗ của nhóm dễ ngâm là 48 giờ, nhóm trung bình 72 giờ, nhóm khó tẩm 96 giờ đến 120 giờ.

1.5. Gỗ tẩm xong cần để dưới mái che từ bốn đến sáu tuần mới đưa vào sử dụng.

1.6. Gỗ đã được tẩm, nếu cắt, đục, phải tẩm bổ sung.

1.7. Từng mẻ tẩm xong, phải tiến hành kiểm tra sức thấm thuốc, kết quả kiểm tra ghi vào lý lịch gỗ giao cho khách hàng theo phụ lục 1.

2. ĐỐI TƯỢNG PHÒNG TRỪ

2.1. Các loại nấm chủ yếu:

- Coniophora cerbella Duby

- Merilius lacrimaus

- Poria vapoparia

- Schizophyllum commune

- Auriculario politricha

2.2. Các loại côn trùng chủ yếu:

Mối gỗ ẩm (Coptotermes formosanus Shiraki)

Mối gỗ khô (Cryplotermes domesticus Haviland)

Mọt cám nâu (Lyclus brunneus Stephens)

Xén tóc gỗ khô (Stromatium longicorne Newman)

3. DỤNG CỤ VÀ THUỐC BẢO QUẢN

3.1. Dụng cụ.

3.1.1. Bể tẩm, và kích thước phù hợp với chiều dài và sản lượng gỗ tẩm.

Dung tích bể bằng 10/7 khối lượng gỗ của một mẻ tẩm. Có thể lắng cặn và thau rửa bể.

3.1.2. Bơm, công suất phù hợp với lượng dung dịch thuốc sử dụng.

3.1.3. Hệ thống chèn gỗ lắp liền với bể.

3.1.4. Bể pha thuốc, có thể lắng cặn và thau rửa.

3.1.5. Hệ thống bốc và di chuyển gỗ (pa lăng, cầu chạy, đường goòng, mâm quay, gòng đẩy) có công suất thích hợp.

3.1.6. Hệ thống khuấy thuốc.

3.1.7. Bộ phận hóa nghiệm để xác định ẩm độ gỗ và độ sâu thấm thuốc.

3.2. Thuốc bảo quản

3.2.1. LN2

3.2.2. Pha thuốc thành dung dịch có nồng độ 4%, dùng nước máy, có thể dùng nước sông, hồ nhưng phải lắng cặn.

Không dùng nước mặn, nước lợ, nước thải công nghiệp.

3.2.3. Lượng thuốc bột sử dụng: 4 kg cho mỗi mét khối gỗ xẻ các cỡ.

4. PHƯƠNG PHÁP TẨM

4.1. Xếp gỗ thành từng bó, khối lượng phù hợp với sức tải của pa lăng và với kích thước của bể tẩm.

4.2. Dùng dây xích, hoặc dây cáp quàng qua bỏ gỗ móc vào pa lăng, đưa xuống bể tẩm, xích hay cáp để lại trong bể để dùng đến khi với gỗ.

4.3. Chất gỗ vào bể tẩm, nhiều nhất cách mặt bể 30 cm. Lắp bộ phận chèn, chống gỗ nổi.

4.4. Xả dung dịch thuốc vào bể tẩm, thuốc phải ngập trên gỗ 20 cm.

4.5. Tẩm đủ thời gian quy định, bơm thuốc trở về bể phải vớt gỗ lên, tiến hành làm vệ sinh bể tẩm.

5. PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG

Theo QPVN 16 – 79.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3133:1979 về Bảo quản gỗ - Phương pháp ngâm thường bằng thuốc LN2

  • Số hiệu: TCVN3133:1979
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1979
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản