Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 2729-87
QUẶNG TINH CROMIT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CROM (III) OXIT
Concentrate of chromium ore
Method for determination of chromic oxide content
Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 2729-78, quy định phương pháp xác định hàm lượng crom (III) oxit trong quặng tính cromit bằng phương pháp thể tích. Khi tiến hành xác định nhất thiết phải tuân theo những quy định chung cho các phương pháp phân tích hóa học trong TCVN 2727-87.
1. BẢN CHẤT PHƯƠNG PHÁP
Phân hủy mẫu bằng hỗn hợp axit sunfuric và axit phốt phoric. Crom (III) trong dung dịch được oxi hóa thành crôm (VI) bằng amoni pesunfat có xúc tác bạc nitrat. Chuẩn độ crôm (VI) bằng dung dịch muối Mo với chỉ thị axit phenylan tranilic.
2. HÓA CHẤT
Axit sunfuric (1.84) và dung dịch (1÷1);
Axit photphoric (1,69);
Amoni pesunfat tinh thể;
Bạc nitrat, dung dịch 1%, đựng trong chai nâu;
Natriclorua, dung dịch 5%;
Muối Mo, dung dịch 0,1N, chuẩn bị như sau: hòa tan 39,5 g muối Mo trong hỗn hợp gồm 250 cm3 nước và 100 cm3 axit sunfuric (1÷1) rồi định mức đến 1 lít. Xác định nồng độ của muối Mo bằng phép chuẩn độ với dung dịch kali bicromat pha từ ống chất chuẩn. Bảo quản dung dịch trong chai nâu. Trước khi dùng phải chuẩn độ lại.
Axitphenylantranilic, dung dịch 2% chứa natri cacbonat 0,2% kalibicromat, dung dịch 0,1N pha từ ống chất chuẩn;
3. CÁCH TIẾN HÀNH
Cân chính xác khoảng 0,1 g mẫu cho vào bình nón dung tích 500 cm3. Thêm 10 cm3 axit photphoric (1,69) và 10 cm3 axit sunfuric (1,84). Lắc đều, đun sôi nhẹ trong 20-30 phút cho tan hết mẫu. Để nguội, thêm 200 cm3 nước và 0,5 cm3 dung dịch bạc nitrat. Cho tiếp 6g amôni pesunfat rồi đun trên bếp điện cho đến khi xuất hiện màu tím hồng. Đun tiếp 10-15 phút để phân hủy hết lượng dư amoni pesunfat. Cho từ từ dung dịch natri clorua cho đến khi màu tím hồng của dung dịch chuyển thành màu vàng rơm (khoảng 10 cm3). Dung dịch thêm 10 phút và để nguội. Cho vào dung dịch 3-4 giọt axit phanylantranilic, lắc đều rồi chuẩn độ bằng dung dịch muối Mo cho đến khi màu tím đỏ của dung dịch chuyển sang màu xanh lá cây.
4. TÍNH KẾT QUẢ
4.1. Hàm lượng crôm (III), oxit (X) trong mẫu tính bằng phần trăm, xác định theo công thức:
X = .100
trong đó:
V - Thể tích dung tích muối Mo dùng để chuẩn độ, cm3;
T - Độ chuẩn của dung dịch muối Mo theo crôm (III) oxit g/cm3;
G - Khối lượng mẫu, g.
4.2. Độ chuẩn T của dung dịch muối Mo theo crôm (III) oxit được xác định bằng phép chuẩn độ với dung dịch kali bicromat pha từ ống chất chuẩn và được tính theo công thức:
trong đó:
V1 - Thể tích dung dịch chuẩn kali bicromat pha từ ống chất chuẩn, cm3;
N - Nồng độ đương lượng của dung dịch chuẩn Kali bicromat, N;
V2 - Thể tích dung dịch muối Mo đã dùng để chuẩn độ dung dịch chuẩn kali bicromat, cm3;
25,3315 - Đương lượng gam của crom (III) oxit, g.
4.3. Độ chính xác của phương pháp;
%
Hàm lượng crom (III) oxit | Độ lệch cho phép |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2621:1987 về Quặng và quặng tinh kim loại màu - Quy định chung cho các phương pháp phân tích hóa học do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2730:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định hàm lượng canxi oxit
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2731:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định tổng hàm lượng sắt
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2732:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định hàm lượng silic đioxit
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3719:1982 về Quặng thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng Titan dioxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3720:1982 về Quặng thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng zeconi dioxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3979:1984 về Quặng chứa các nguyên tố phóng xạ và đất hiếm - Phương pháp xác định hàm lượng các đất hiếm oxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4460:1987 về Quặng tinh barit xuất khẩu - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 2923/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2621:1987 về Quặng và quặng tinh kim loại màu - Quy định chung cho các phương pháp phân tích hóa học do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2727:1987 về Quặng tinh cromit - Quy định chung cho các phương pháp phân tích hóa học
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2730:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định hàm lượng canxi oxit
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2731:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định tổng hàm lượng sắt
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2732:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định hàm lượng silic đioxit
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3719:1982 về Quặng thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng Titan dioxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3720:1982 về Quặng thiếc - Phương pháp xác định hàm lượng zeconi dioxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3979:1984 về Quặng chứa các nguyên tố phóng xạ và đất hiếm - Phương pháp xác định hàm lượng các đất hiếm oxit do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4460:1987 về Quặng tinh barit xuất khẩu - Yêu cầu kỹ thuật do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2729:1987 về Quặng tinh cromit - Phương pháp xác định hàm lượng crom (III) oxit
- Số hiệu: TCVN2729:1987
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1987
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra